Ấn Độ xuất khẩu gạo và lúa mì đạt mức cao kỷ lục

Nhờ lượng ngũ cốc dư thừa, xuất khẩu của Ấn Độ vượt 13 triệu tấn gạo - cao nhất mọi thời đại và 2 triệu tấn lúa mì - cao nhất kể từ năm 2014-15.

indian-wheat-crop-1-081112_688.jpg

Năm tài chính của Ấn Độ gần đây nhất kết thúc vào ngày 31/3/2021 đạt mức kỷ lục 92 triệu tấn gạo và lúa mì được phân phối từ hệ thống trung tâm.

Con số đó bao gồm 60,32 tấn phân phối theo Đạo luật An ninh Lương thực Quốc gia NFSA và các chương trình phúc lợi thông thường khác, còn lại 31,52 tấn được phân phối theo chương trình Pradhan Mantri Garib Kalyan Anna Yojana (PMGKAY)[1], Gói Atmanirbhar Bharat (dành cho lao động nhập cư trở về) và các chương trình khác nhau được triển khai sau sự kiện của Covid-19.

Lượng bao tiêu của hai loại ngũ cốc chỉ đạt trung bình 62,69 tấn trong 5 năm trước, trong khi lên tới 62,19 tấn trong năm 2019-20. Nói cách khác, tổng lượng ngũ cốc được phân phối qua hệ thống phân phối công cộng (PDS) trong giai đoạn 2020-21 cao hơn gần 50% so với những năm bình thường.

Phân phối qua PDS không chỉ đạt mức kỉ lục mà xuất khẩu gạo và lúa mì của Ấn Độ cũng rất ấn tượng. Năm 2020-21 xuất khẩu gạo và lúa mì của Ấn Độ đạt 19,81 tấn trị giá 9,36 tỷ USD. Xuất khẩu gạo ở mức cao nhất mọi thời đại với 13,09 tấn gạo non-basmati và 4,63 tấn gạo basmati và xuất khẩu 2,09 tấn lúa mì cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2014-15.

Hai thành tích này của Ấn Độ phản ánh thực tế dư thừa về sản lượng và dự trữ của Nhà nước. Ngoài ra còn đảm bảo không có nạn đói hàng loạt hoặc bạo loạn lương thực trong đại dịch tồi tệ nhất của Ấn Độ.

Và ngay cả sau đợt bao tiêu chưa từng có, dự trữ gạo và lúa mì trong hệ thống phân phối quốc gia vẫn ở mức 77,23 tấn vào ngày 1/4/2021. Con số này không chỉ cao hơn mức tối thiểu cần thiết là 21,04 tấn, mà còn cao hơn mức tương ứng của năm trước là 73,85 tấn.

Mặt khác, xuất khẩu của Ấn Độ tăng chủ yếu nhờ giá quốc tế tăng. Chỉ số giá ngũ cốc toàn cầu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2014, khi chính phủ Narendra Modi lên nắm quyền.

Việc giá thế giới tăng - giá giao sau đang được giao dịch ở mức 259,87 USD/tấn tại Sàn giao dịch thương mại Chicago, so với mức 184,54 USD một năm trước và 218,07 USD trong 6 tháng trước - đã khiến xuất khẩu từ Ấn Độ trở nên khả thi hơn.

Lúa mì Ấn Độ đang được chào ở mức 280-285 USD/tấn giao lên tàu, khá cạnh tranh so với giá xuất khẩu lúa mì của Úc (290-300 USD), của EU và Mỹ (300-320 USD) hoặc thậm chí của Nga và Ukraine (270-280 USD) - đặc biệt là để cung cấp cho Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, UAE và các nước phương Tây khác và Thị trường Đông Nam Á. Mức giá 280 USD/tấn tính ra tương đương 28 USD/tạ, cao hơn mức giá hỗ trợ tối thiểu của chính phủ (MSP) là 27 USD/tạ.

Lúa mì có nguồn gốc từ Gujarat, Madhya Pradesh hoặc Rajasthan ở mức thấp hơn MSP - ví dụ 245,7 USD/ tấn - ngày nay có thể dễ dàng xuất khẩu từ Kandla và Mundra ngay cả sau khi tăng thêm 20,5 – 27,5 USD đối với chi phí đóng bao, làm sạch, vận chuyển, xếp dỡ và xếp dỡ tại cảng.

Khả năng xuất khẩu cũng khả thi với lúa mì từ Shahjahanpur, Gonda hoặc Prayagraj ở Uttar Pradesh và Bihar hiện đang được vận chuyển bằng các toa xe lửa ở Bengaluru với giá 28-28,7 USD/tạ. Loại lúa mì này cũng đang bán ở mức 21,8-22,5 USD/tạ ở UP và Bihar miền trung/miền đông, nơi hầu như không có bất kỳ hoạt động thu mua nào dựa trên MSP.

Gạo có nhiều nguồn cung ứng dưới MSP dành cho xuất khẩu hơn. Ở mức MSP là 25,5 USD/tạ đối với lúa thông thường, giá gạo xay tương đương sẽ vào khoảng 382 USD/tấn, cao hơn mức 360 USD/ tấn gạo trắng non-basmati hàm lượng 25% tấm và 385 USD/ tấn gạo trắng non-basmati với hàm lượng 5% tấm được vận chuyển từ các cảng Kakinada và Vizag của Andhra Pradesh.

Giá gạo trắng của Ấn Độ, một lần nữa, rất cạnh tranh so với của Thái Lan (485-495 USD/tấn giao lên tàu đối với gạo 25% tấm và 5% tấm), của Việt Nam (470-495 USD gạo 25% tấm và 5% tấm) và của Pakistan (380-440 USD gạo 25% tấm và 5% tấm).

Với giá quốc tế tiếp tục ở mức cao - và chính phủ Modi phân bổ thêm 5 kg ngũ cốc miễn phí cho những người hưởng lợi từ chương trình NFSA trong tháng 5 và tháng 6, giống như chương trình PMGKAY năm ngoái - triển vọng xuất khẩu cũng sẽ tươi sáng hơn trong những tháng tới. Và trái ngược với nạn đói năm 1943, điều này khó có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực hoặc giá cả leo thang ở trong nước.

[1] Chương trình phúc lợi về an ninh lương thực được Chính phủ Ấn Độ công bố vào tháng 3/2020, trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/an-do-xuat-khau-gao-va-lua-mi-dat-muc-cao-ky-luc-d291210.html

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.