Các trại trồng nấm lao đao, người Sài Gòn muốn ăn nấm tươi vì sao lại phải chờ hết dịch?

Dịch Covid-19 khiến giao thương khó khăn, nhiều trại nấm cắt giảm quy mô hoặc tạm ngưng sản xuất. Khách hàng đặt mua nấm rơm, nấm bào ngư...thường buồn bã nhận câu trả lời: Muốn ăn nấm tươi phải chờ... hết dịch!

Sản xuất cầm chừng
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, chị Hoàng Kiều Linh - phụ trách thu mua nông sản của một doanh nghiệp ở TP.HCM kể, đang cần tìm mua nấm tươi từ mấy ngày nay mà khó quá.

Chị Linh cần mua số lượng lớn, đơn hàng ổn định để có thể phân phối đều đặn lại cho các mối sỉ, lẻ trong thành phố. "Người dùng có nhu cầu nấm tươi cũng nhiều như các loại rau củ tươi. Nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm được nguồn hàng", chị Linh nói.

HTX Sản xuất dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Tân Đức là 1 đơn vị chuyên sản xuất rau mầm và nấm rơm ở TP.Thủ Đức (TP.HCM). Ông Ngô Văn Đức – Giám đốc HTX kể, từ ngày dịch bùng phát, các loại rau vẫn trồng ổn định.

base64-16290943217241935168308.png

Nấm rơm của HTX Tân Đức được bày bán Chợ phiên Nông sản do Hội Nông Dân TP.HCM tổ chức trước khi xảy ra dịch Covid-19. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Riêng mặt hàng nấm phải thu hẹp dần quy mô. Lượng nấm rơm của HTX sản xuất cầm chừng với số lượng không đáng kể, chỉ đủ phân phối cho các mối quen hoặc các hợp đồng có sẵn.

"Cũng có nhiều người hỏi mua nấm nhưng đơn hàng không ổn định. Do không thể dự báo được thị trường nên tất cả đều phải hẹn qua dịch mới có", ông Đức nói.

Chị Nguyễn Thị Hiếu, chủ trại nấm Đất Thép ở huyện Củ Chi kể, từ khi giãn cách xã hội, việc vận chuyển khó khăn do phải đi qua nhiều chốt kiểm dịch.

Nấm tươi để lâu thì bị héo, teo tóp lại khiến hình thức bên ngoài lẫn chất lượng đều bị ảnh hưởng. Trại nấm Đất Thép hiện đã ngừng phân phối nấm tươi. Lượng nấm tươi làm ra với số lượng hạn chế để đưa vào lò sấy, phục vụ nhu cầu bán nấm khô.

base64-1629094355758524731915.png

Nguồn nấm rơm đang khan hiếm trên thị trường. Ảnh chụp trong 1 siêu thị tại TP.HCM. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Ông Châu Thành Vinh ở xã Bàu Trâm (TP.Long Khánh, Đồng Nai) cho hay, nấm bào ngư là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã.

Ở đây có gần 100 hộ trồng nấm. Mỗi hộ chỉ cần 300m2, trồng nấm trong khoảng 2 tháng là có thể cho thu hoạch bình quân từ 10 - 13 tấn.

Dịch bệnh khiến nấm bào ngư khó tiêu thụ nên đang rớt giá mạnh. Trước dịch, nấm bào ngư được bán sỉ với giá 40.000 đồng/kg. Khi thị trường hút hàng, giá có thể lên đến 55.000 đồng/kg.

Đầu năm 2021, giá nấm bào ngư giảm xuống còn 30.000 - 35.000 đồng/kg. Khi dịch bùng phát và các nơi đồng loạt thực hiện giãn cách thì giá nấm chỉ còn khoảng 18.000 - 23.000đ/kg.

"Mức giá này đã giảm khoảng 50% so với giá bán trung bình. Nguồn thu nập của người dân bị ảnh hưởng đáng kể", ông Vinh chia sẻ.

muon-an-nam-tuoi-phai-cho-het-dich-3-16290941953121246780410.jpg

Người dân xã Bàu Trâm, TP.Long Khánh không thuê nhân công mà tự tay tự thu hoạch nấm bào ngư, nhằm giảm chi phí sản xuất. Ảnh: Hồng Hà 

Chồng chất khó khăn

Bà Lê Thị Thúy Oanh ở xã Thiện Hưng (huyện Bù Đốp, Bình Phước) đang sở hữu trang trại nấm bào ngư với trên 300.000 bịch phôi. Năng suất bình quân mỗi ngày trại thu hoạch trên 250kg nấm.

Trước dịch, bà Oanh cung cấp ra thị trường gần 100 tấn nấm mỗi năm. Với giá bán 40.000 đồng/kg, doanh thu mỗi năm từ trại nấm này gần 4 tỷ đồng.

Bà Oanh kẻ, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chợ đầu mối tại TP.HCM đóng cửa, đầu ra của sản phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bà Oanh vẫn đang duy trì trại nấm nhưng phải điều tiết lại sản lượng. Thậm chí, nhiều bịch phôi phải bịt hết các đầu ra của phôi nấm để tránh sản phẩm dư thừa, không có nơi tiêu thụ. 

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt để cầm cự qua giai đoạn khó khăn. Về lâu dài, bà Oanh giải thích, việc bịt các phôi sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và chất lượng của nấm.

"Hiện mỗi ngày, trại chỉ duy trì sản lượng ở mức 100kg nấm mỗi ngày, giảm hơn một nửa so với trước dịch", bà  Oanh cho biết.

base64-16290943748201348120518.png

Bà Nguyễn Thị Minh Tấn, chủ trại nấm Tấn Hưng ở huyện Dầu Tiếng, Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

Còn tại huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), trại Tấn Hưng là một trong những trại cung cấp phôi nấm bào ngư lớn ở thị trường phía Nam.

Mỗi năm trại Tấn Hưng bán ra thị trường khoảng 150.000 bịch phôi để người dân trồng nấm thương phẩm. Nguồn giống nấm của Tấn Hưng có mặt khắp thị trường trong và ngoài tỉnh. Thế nhưng, dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Bà Nguyễn Thị Minh Tấn, chủ trại nấm Tấn Hưng đánh giá, nguồn nấm tươi trên thị trường đang hạn chế. Vì ngay trong trại của bà, vẫn còn hàng trăm ngàn bịch phôi giống không thể giao được cho khách hàng.  

Bà Tấn kể, việc giãn cách xã hội khiến đầu ra của sản phẩm bế tắc đủ đường. Xe vận chuyển phôi của trại nấm có đăng ký mã QR Code nhưng không thể qua được các chốt kiểm soát ở cấp xã, phường.

base64-16290943912022034434320.png

Hàng trăm ngàn bịch phôi giống nấm bào ngư ở trại nấm Tấn Hưng không thể giao được cho khách hàng. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Trại Tấn Hưng chuyên sản xuất giống nên khó giữ phôi lại để trồng thành nấm thương phẩm. Vì khi nấm phát triển, sinh ra bào tử nấm rất nguy hiểm cho khâu làm phôi giống.

Bà Tấn đề nghị giao phôi cho các trại nấm thương phẩm mà không cần lấy tiền ngay, không tính lời, miễn phí luôn tiền ship nhưng không trại nào dám nhận. "Vì trồng xong cũng không thể đem ra ngoài bán được", bà Tấn nói.   

Ở địa phương có 2 bếp ăn thiện nguyện phục vụ cho lực lượng trực chốt và người dân gặp khó. Bà Tấn gợi ý các bếp ăn dựng nhà tạm, đem phôi về trồng rồi lấy nấm cải thiện bữa ăn.  Nhưng người phụ trách bếp ăn bảo không thể vận chuyển được dụng cụ dựng trại tạm; đành bó tay!

Không thể đi lại để nhập mạt cưa về làm bịch phôi, cũng không thể phân phối được sản phẩm, thế là trại nấm Tấn Hưng đóng cửa, ngưng hoạt động từ đầu tháng 7 đến nay.

Trước dịch, trang trại nấm Tấn Hưng tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 người lao động tại trại. Hiện toàn bộ nhân viên của trại đang thất nghiệp. Bà Tấn phải tìm cách hỗ trợ một phần nhu yếu phẩm.

"Chủ trại và nhân viên cùng gồng gánh, ráng kéo nhau qua hết mùa dịch. Việc mua bán nấm giờ gác lại, qua dịch tính tiếp", bà Tấn kết thúc câu chuyện.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.