Các vựa rau an toàn Hà Nội duy trì sản xuất hiệu quả

Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, các vùng rau chuyên canh ở các huyện ngoại thành nói riêng gặp không ít khó khăn.

Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, các vùng rau an toàn trên địa bàn thành phố vẫn giữ được nhịp điệu, duy trì sản xuất hiệu quả, bảo đảm cung ứng rau an toàn cho Thủ đô trong mọi điều kiện về thời tiết, dịch bệnh…

rau.jpg

Sản xuất rau tại thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh). Ảnh: Tùng Sơn

Phú Xuyên có diện tích đất nông nghiệp lớn, toàn huyện hiện có hơn 50ha rau màu đang vào vụ thu hoạch. Để các vùng rau sản xuất và tiêu thụ ổn định, thuận lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết, mỗi vùng rau chuyên canh trên địa bàn được huyện chỉ đạo thiết lập một “luồng xanh” bằng cách bố trí cho lượng người nhất định vận chuyển rau đi tiêu thụ theo ngày. Những người này đều được kiểm tra dịch tễ, khai báo y tế, bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng dịch. Cùng với đó, huyện đã ban hành văn bản gửi Sở Công Thương Hà Nội đề nghị hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đưa nông sản tới các địa điểm bán hàng lưu động phục vụ người tiêu dùng; chỉ đạo Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên ký biên bản ghi nhớ với Phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm trong việc giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chỉ đạo các ngành liên quan và các xã, thị trấn tạo điều kiện cho một số hợp tác xã thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...

Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả an toàn, du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh ở xã Nam Phong (huyện Phú Xuyên) Đào Thị Lương cho biết, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đơn vị đã chủ động đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới kết nối tiêu thụ nông sản. Thời điểm hiện tại, đơn vị đã liên kết với 30 hợp tác xã trên địa bàn thành phố để sản xuất các mặt hàng thực phẩm; hợp tác trong mô hình “chợ thực phẩm di động”, cung cấp sản phẩm đến các chung cư, khu đô thị... Hợp tác xã đang tiếp tục phối hợp với các địa phương trong huyện hỗ trợ việc tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Theo Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) Đàm Văn Đua, với quy mô vùng trồng rau gần 200ha, các sở, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện về thông quan cho xe chuyên chở rau an toàn từ xã Tráng Việt vào nội thành Hà Nội. Cùng với đó, kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trường, ổn định giá bán sản phẩm rau an toàn, giúp nông dân yên tâm duy trì sản xuất. Hiện, trung bình mỗi ngày, vựa rau Đông Cao cung ứng hơn 15 tấn rau các loại cho thị trường Hà Nội, góp phần bảo đảm nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Tương tự, Giám đốc Hợp tác xã Sơn Du, xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh) Tô Văn Định cho hay, hợp tác xã vừa thực hiện giãn cách xã hội, phòng, chống dịch Covid-19, vừa sản xuất rau an toàn. Tranh thủ thời gian này, Hợp tác xã Sơn Du còn thí điểm xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ an toàn sinh học trên diện tích 2,5ha, hướng tới phân khúc thị trường tiêu thụ cao cấp, nâng cao giá trị nông sản của hợp tác xã.

Tại vùng rau Văn Đức (huyện Gia Lâm), Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh cho biết, việc sản xuất và tiêu thụ rau của người dân diễn ra thuận lợi. Các điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản, chợ đầu mối phía Nam hoạt động trở lại giúp lượng rau được tiêu thụ tốt. Các hộ dân trong hợp tác xã cũng đang đẩy mạnh việc sản xuất các giống rau ngắn ngày, bảo đảm nguồn cung liên tục. Bên cạnh đó, một số diện tích đã làm đất sẵn sàng xuống giống rau cho vụ thu và vụ đông sắp tới.

"Hiện tại, chỉ còn một bất cập là việc vận chuyển rau của người dân diễn ra liên tục, trong khi mỗi lần di chuyển đều phải tiến hành test nhanh Covid-19 nên chi phí khá tốn kém. Nếu được hỗ trợ test nhanh Covid-19 miễn phí, người trồng rau sẽ giảm bớt được một phần gánh nặng, việc đưa rau đi tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn”, ông Nguyễn Văn Minh nói.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, toàn thành phố hiện có hơn 5.000ha sản xuất rau an toàn, trong đó có 45 mô hình rau áp dụng Hệ thống bảo đảm chất lượng nội bộ (PGS) với tổng diện tích hơn 1.800ha. Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, thị trường tiêu thụ biến động, nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn triển khai các giải pháp nhằm duy trì sản xuất, bảo đảm nguồn cung, không để hoạt động sản xuất rau bị đứt gãy hoặc bị đình trệ trong thời gian dịch Covid-19; không để xảy ra nguy cơ khan hiếm nguồn rau xanh sau khi dịch bệnh được khống chế, nhất là dịp cuối năm...

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1010551/cac-vua-rau-an-toan-ha-noi-duy-tri-san-xuat-hieu-qua

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.