Chang Chang Farm có liều lĩnh với Organic?

Trong suốt 4 năm, không chỉ theo đuổi canh tác hữu cơ, Nhã Trang còn tìm kiếm cách gia tăng lợi ích cho những người tham gia liên kết chuyển đổi.

tao.png

Nhã Trang và giống táo mới ở Chang Chang Farm. Ảnh: Anh Tuấn (BSA).

“Chuẩn” ngay từ đầu
Quanh năm nắng, gió, khô cằn và những vườn nho xơ xác, không chống chịu nổi sự khắc nghiệt của thời tiết và nho ngoại đang tràn ngập... Đó là dấu ấn khó quên với Lê Thị Nhã Trang.

Đã đến lúc phải thay đổi, nhưng trong tay Trang chỉ có 3.000m2 đất, liệu cô sẽ làm được gì? Mỗi sản phẩm riêng lẻ không làm được việc lớn, nhưng khi kết hợp lại thành một quy trình, có quyết tâm thì sớm muộn gì cũng sẽ thay đổi.

Tham gia cuộc thi khởi nghiệp Nông nghiệp phát triển bền vững năm 2021 do trung tâm BSA tổ chức, Nhã Trang nói rằng bắt đầu từ giống, kỹ thuật trồng tỉa và những ý định về thu hoạch, sơ chế chế biến thành phẩm cho tới chia sẻ thành công với cộng đồng. Hành trình chuyển đổi là cuộc thử sức với cả hai vợ chồng trẻ, có chút liều lĩnh, nhưng từ đó giúp cả hai khám phá năng lực bản thân và Chang Chang Farm là bằng chứng cho từng bước chuyển đổi, trải nghiệm đó.

Không ai biết, khi Trang bắt đầu làm nông trại, tự trồng cây trái xen canh, tự cung tự cấp và khép kín, thuê nhân công - không ai dám làm - vì sợ rắn rết do cỏ mọc khắp nơi. Trang cùng chồng xắn tay làm chứ không dùng thuốc xịt cỏ, dấn thân trải nghiệm mới có thể nói chuyện với các hộ xung quanh từ cách giảm phụ thuộc hóa chất đến cách sản xuất an toàn và nay là hệ thống liên kết những nông hộ thực hành theo tiêu chuẩn hữu cơ. 

“Mọi tính toán chủ động phải chuẩn ngay từ đầu và phải làm hết mình. Nhất cử - nhất động của Chang Chang Farm đều công khai trên tài khoản Facebook, chia sẻ trên mạng xã hội. Người dùng đánh giá chất lượng, góp ý, đặt hàng… giúp cô tự tin hơn khi mở rộng thêm nhà xưởng, tăng cường thêm máy móc, thuê thêm nhân công địa phương. Nhờ vậy, khi việc giao hàng vào TP.HCM bị đứt gãy vì đại dịch Covid-19, Nhã Trang vẫn có thể gửi hàng ra miền Trung, miền Bắc.

Trong suốt 4 năm, không chỉ theo đuổi canh tác hữu cơ, Nhã Trang còn tìm kiếm cách gia tăng lợi ích cho những người tham gia liên kết chuyển đổi. Nhà vườn có thể bán nho khi trái còn nhỏ, giá mua bằng với giá bán nho chín, Trang không bao giờ mua giá rẻ so với thị trường và không sợ bị rủi ro thời tiết. Sản lượng được tính chính xác 95%; nhà vườn không phải trả thêm tiền cải tạo đất hay phân thuốc (vì dùng chế phẩm sinh học; phân tổng hợp kết hợp với phân chuồng), không cần làm cỏ vì có kỹ thuật hướng dẫn, theo dõi vườn kỹ càng. Vườn bao lưới chống ruồi vàng nên nhà vườn không mất nhiều công sức bảo vệ, chăm sóc cây mà cây vẫn khỏe khoắn, sức đề kháng sâu bệnh tốt và điều quan trọng là thoát khỏi cách canh tác bất lợi cho sức khỏe như trước đây.

Điểm đến - chia sẻ
Bà Vũ Kim Anh, Phó Giám đốc Trung tâm BSA tới Chang Chang Farm của Nhã Trang tấm tắc khen: Ông xã của Nhã Trang hồi xưa là bạn cùng học từ cấp hai, là người hậu thuẫn để Trang thực hiện việc chuẩn hóa. Hiện nay, Chang Chang Farm đã trải rộng lên tới 13.000m2, trồng cả 2 nhóm sản phẩm nho và táo. Có giống nho ăn tươi, sấy, Chang Chang Farm đang mở rộng vùng trồng giống nho rượu NH02-90 (Syrah) có chất lượng cao và năng suất cao, giá cao gấp 2 lần so với giống nho cũ.

Nhã Trang đặt kỳ vọng vào giống nho NH02-90 vì nó có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu các loại sâu bệnh gây hại, năng suất bình quân 12 - 16 tấn/ha/vụ, độ Brix khoảng 16 - 18%, hàm lượng acid citric dao động từ 5 - 8 g/lít, hàm lượng ethanol trong rượu từ 12 - 14%, rượu có màu đỏ rất đẹp, chất lượng hảo hạng để làm vang đỏ.

Hai năm gần đây, nho Hạ Đen, nho xanh NH 01-48, nho đỏ (Red Cardinal) do Nhã Trang chọn lựa, canh tác theo phương pháp hữu cơ, an toàn sinh học, đưa vào TP.HCM bán ở Phiên chợ xanh Tử tế, mang lại nguồn thu hơn gấp nhiều lần so với giống nho cũ. “Giống nho không hạt nhờ áp dụng các biện pháp kiểm soát quá trình thụ phấn, làm mất khả năng nảy mầm của hạt đã rút ngắn thời gian thu hoạch, lợi nhuận tăng thêm 40% so với trồng nho có hạt”, Trang nói.

nho.png

Vườn nho trở thành điểm đến của du khách Ảnh: Anh Tuấn (BSA).

Tháng 3, Chang Chang Farm đón nhiều đoàn khách, trong số đó có cả những tên tuổi đình đám trên Showbiz. Ai nấy lắng nghe, góp ý cho Trang cách cùng nhau phát triển cánh đồng nho hữu cơ và ý tưởng làm dòng vang đỏ táo bạo trên vùng đất khắc nghiệt này.

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.