Chàng Robinson người Thái

Thủy điện mọc lên, nhiều vùng thành biển nước, chàng trai người Thái Lang Văn Mão đã có quyết định táo bạo - dựng nhà sống trên ốc đảo heo hút, bám rừng lập nghiệp.

Mất nửa giờ, chiếc thuyền máy mới từ bến đò vào đến ốc đảo của Lang Văn Mão. Dáng người nhỏ bé, chàng thanh niên 32 tuổi trú bản Piềng Văn, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) kể cho chúng tôi nghe về quá trình đến với chốn đảo hoang. Chỉ tay về khoảng xanh mờ trước mặt, cách bờ hồ chừng gần một cây số, anh bảo: “Đấy là ngôi nhà sàn gỗ lợp mái lá, nơi tôi cùng vợ và 3 đứa con sinh sống”.

Mão kể, năm 2012, thủy điện Hủa Na chuẩn bị tích nước, gia đình anh cùng hơn 1.300 hộ khác phải di dời đến khu tái định cư. Đến nơi ở mới, đất chật, người đông, cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn. Mão nhận thấy nước dâng nhưng không ngập hết rừng, anh quyết định ở lại bám rừng để mưu sinh. Mão quay lại rừng chặt nứa lùng (một loại cây họ tre) mang về bán cho các nhà máy làm tăm hương. Từ đây, anh phát hiện lòng hồ có rất nhiều cá nên mua lưới cụ để đánh bắt đem bán cho tư thương. Ban đầu, hòn đảo nhỏ chỉ vỏn vẹn vài héc ta là nơi anh chọn làm chỗ ở và cất ngư cụ. Sau này, nhận thấy nơi này có thể “làm được nhiều việc hơn”, anh quyết định dựng chòi làm trang trại.

Nói là làm, Mão đầu tư mua thuyền máy, chặt cây, dựng nhà trên đỉnh đồi để ở tựa như nhân vật Robinson dạt vào hoang đảo của nhà văn người Anh, Daniel Defoe. “Mùa mưa lũ, nước hồ dâng cao, căn nhà ngập cả mét. Khoảng thời gian đó thực sự rất gian nan”, Mão tâm sự. Bắt đầu cuộc sống mới với nhiều chông gai, thách thức nhưng anh không nản chí. Anh mày mò nghiên cứu, vay vốn mua lưới cụ đánh cá và làm bè lồng nuôi các loại cá có giá trị cao như cá lăng, cá trắm...

Mão mạnh dạn vay vốn, mua hàng trăm con gà, vịt, lợn về nuôi. Trang trại nơi đảo vắng này ít tháng sau đã cho thu nhập rất tốt. Năm 2014, xã Đồng Văn giao cho Mão quản lý, bảo vệ và khai thác cây lùng ở khu vực gần ốc đảo anh sống. “Nếu không có người quản lý rừng thì người dân sẽ tự ý chặt phá. Họ khai thác theo kiểu tận diệt, những cây gỗ lớn cũng sẽ bị đốn hạ mà chẳng ai biết. Vì thế, tôi xin được bảo vệ rừng, vừa giữ được rừng vừa tạo được việc làm cho thanh niên.

Lương Văn Mão hiện là Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp dịch vụ Hủa Na với 32 thành viên, chủ yếu là thanh niên.

Chia sẻ về những dự định tương lai, anh Mão mong muốn phát triển du lịch nơi lòng hồ. Tiếp tục vay vốn để đầu tư, biến lòng hồ và quả đồi hoang này thành nơi “hái ra tiền”.

 Năm 2017, Lang Văn Mão là 1 trong 29 thanh niên tiêu biểu với mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh được Tỉnh đoàn Nghệ An tôn vinh. Anh được UBND huyện Quế Phong biểu dương gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.