Chàng trai 9x khởi nghiệp từ lan rừng kết hợp nuôi dúi

“Hành trình khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng với những người trẻ thiếu kinh nghiệm như tôi. Nhưng tôi luôn tâm niệm nếu có đam mê, quyết tâm, kiên trì theo đuổi rồi thành công sẽ đến”, Bình chia sẻ.

Vốn mê lan từ nhỏ, chàng trai đồng bào dân tộc thiểu số Lô Văn Bình (SN 1991, trú bản Mét, xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, Nghệ An) luôn ấp ủ ước mơ được sở hữu một vườn lan của riêng mình.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Bình tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian nhập ngũ, anh được học rất nhiều kỹ thuật nuôi và chăm sóc gia súc, gia cầm, trồng rau... Trở về địa phương, anh ra Bắc Ninh làm công nhân. Hai năm sau, khi đã có chút ít vốn, anh trở về quê lập nghiệp.

tp-7-2-4891.jpg

Vườn lan hơn 200 chủng loại của chàng trai Lô Văn Bình. (Ảnh: Thu Hiền)

Những ngày đầu trồng và chăm sóc hoa lan, Bình gặp không ít khó khăn do không nắm vững kỹ thuật, nên lan bị chết và hao hụt nhiều. Nhờ chịu khó vừa làm, vừa học hỏi nên sau hai năm, anh đã nắm bắt được nghề trồng lan, có thể nhân giống và điều khiển lan ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. Từ đó, hoa lan do anh trồng được nhiều người biết đến.

“Hành trình khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng với những người trẻ thiếu kinh nghiệm như tôi. Nhưng tôi luôn tâm niệm nếu có đam mê, quyết tâm, kiên trì theo đuổi, tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại rồi thành công sẽ đến”, Bình chia sẻ.

tp-4-2-41.jpg

Lô Văn Bình bên những giò lan rừng

Vườn lan của Bình được xây dựng bằng giàn để treo hoa, cách đất từ 1,5 - 2m, bên trên được bố trí lưới che mát (loại lưới có độ che nắng 60%). Hiện trong vườn nhà Bình có hơn 200 chủng loại với khoảng 500 dò lan rừng lớn nhỏ như lan kiều, xí điệp, lan quế,... Có loại đơn thân trồng giò, loại thì thân thòng treo ngược hay những loại ghép lũa tinh tế với những nét riêng mê hoặc người xem.

tp-2-4550.jpg

Mỗi loại hoa lan mang một vẻ đẹp riêng

Thông qua mạng xã hội và các diễn đàn hoa, anh nắm lấy cơ hội để mang lan đi giới thiệu, từ đó nhiều khách hàng biết đến, liên hệ đặt hàng. Hiện, trừ chi phí công chăm sóc, phân bón, một năm vườn lan của Bình cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.

tp-5-1381.jpg

Anh Lê Văn Lương - Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An (bên phải ngoài cùng) thăm mô hình trồng lan của Lô Văn Bình

Chàng trai 9X chia sẻ, muốn lan phát triển tốt thì khâu kỹ thuật và quy trình chăm sóc cần được chú trọng. Ngoài 3 yếu tố cơ bản là độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng thì yếu tố quan trọng không kém đó chính là tình yêu đối với hoa lan. “Giờ nghề kinh doanh gắn chặt với đam mê lan rừng muốn dứt cũng không được”, Bình nói.

Kết hợp nuôi dúi

Song song với việc kinh doanh hoa lan, Bình còn phát triển mô hình nuôi dúi thương phẩm. Theo anh, con dúi vốn là loài hoang dã sống trong rừng núi, nên việc thuần dưỡng, nuôi nhốt anh chưa bao giờ nghĩ tới. Cho đến khi đi tìm hiểu một số mô hình thực tế ở các tỉnh, thấy dúi sinh trưởng tốt, có thể mở ra hướng làm kinh tế mới, hiệu quả nên anh đã mạnh dạn triển khai.

“Quá trình sinh trưởng, dúi con nuôi được 6-7 tháng thì có thể ghép đôi để giao phối. Thời gian sinh sản của dúi rất ngắn, kể từ khi giao phối đến khi sinh sản là 45 ngày. Khi dúi nuôi con được 45 ngày thì tách mẹ nuôi thành dúi thịt. Trung bình mỗi năm dúi cái đẻ 3 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Mỗi con non từ khi sinh ra khoảng 2-3 tháng là có thể đem bán làm con giống. Những con dúi thương phẩm sau 6 - 7 tháng có thể đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg.”, Bình cho biết.

tp-11-2-8925.jpg

Song song việc kinh doanh lan rừng, anh Bình còn phát triển mô hình nuôi dúi cho thu nhập cao

Quy trình nuôi dúi khá đơn giản, chuồng trại không tốn nhiều diện tích. Chuồng nuôi dúi được thiết kế bằng gạch men hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau. Tuy nhiên, chuồng phải kín gió, bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Thức ăn của dúi đơn giản và dễ kiếm như bắp, sắn, tre…

Vừa qua, Tỉnh đoàn Nghệ An cũng đã hỗ trợ 50 triệu đồng để anh Bình tiếp tục nhân rộng mô hình. Chia sẻ về dự định tương lai, anh cho hay, sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng vườn lan, đồng thời, phát triển mô hình nuôi dúi tại địa phương.

tp-10-2-8805.jpg

Tỉnh đoàn Nghệ An hỗ trợ vốn vay thanh niên phát triển kinh tế

Chị Lữ Thị Băng Châu, Bí thư Huyện Đoàn Con Cuông chia sẻ: “Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, Lô Văn Bình đã nỗ lực vượt khó, có cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế. Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều bạn đoàn viên thanh niên khác. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ cho những bạn có ý tưởng lập thân, lập nghiệp như anh Bình”.

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.