Chợ chuối lớn nhất Tây Bắc đóng băng, nông dân khóc ròng

Cửa khẩu phía Trung Quốc dọc biên giới phía Bắc ở Lào Cai, Lai Châu dừng nhập khẩu mặt hàng chuối khiến cả nghìn tấn chuối của nông dân Tây Bắc nguy cơ đổ bỏ.

Chợ chuối lớn nhất Tây Bắc đóng băng

Tại Lai Châu, chợ chuối lớn nhất Tây Bắc tập trung ngay trong khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ, Lai Châu). Chuối từ các nơi đổ về đây để xuất khẩu sang Trung Quốc lên tới hàng nghìn tấn mỗi ngày. Thế nhưng, thời điểm này, khu vực chợ cũng như cửa khẩu Ma Lù Thàng gần như đóng băng, đặc biệt, mặt hàng chuối không còn hiện diện ở khu chợ.

Trong khi đó, trồng chuối từng giúp người dân có thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu, đặc biệt huyện Phong Thổ (Lai Châu) có hàng nghìn ha chuối.

cho-chuoi-lon-nhat-tay-bac-dong-bang-nong-dan-khoc-rong-151936_792.jpg

Chợ chuối trong khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) trước đông đúc, nay đã đóng băng hoàn toàn. Ảnh: N.T

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hàng nghìn tấn chuối đến kỳ thu hoạch không thể tiêu thụ được khiến người dân thiệt hại ước hàng chục tỷ đồng.

Ông Vũ Huy Hoà, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) xác nhận, sản phẩm chuối dừng xuất qua cửa khẩu Ma Lù Thàng từ tháng 7/2021 đến nay. Và chưa có thông tin về thời gian mặt hàng nông sản này sẽ được xuất trở lại sang thị trường nước bạn.

Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu cho biết, hàng nghìn tấn chuối hiện chưa có đầu ra. Sản phẩm chuối của Lai Châu chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này dừng nhập khẩu, Lai Châu cũng đã họp bàn để tìm giải pháp gỡ khó cho người dân.

Tuy nhiên, việc vận chuyển mặt hàng chuối sang các tỉnh khác để tiêu thụ gặp khó vì chi phí vận tải cao, một số thị trường lớn đang thực hiện giãn cách xã hội...

Trung Quốc áp điều kiện ngặt nghèo hơn?

Mường Khương là thủ phủ chuối của tỉnh Lào Cai. Thời điểm này, đã bắt đầu vào vụ thu hoạch, thế nhưng thay vì hình ảnh người dân hối hả chặt chuối mang đi bán thì nay trên nương không một bóng người. Chuối không bán được, người dân cũng bỏ mặc.

Một số hộ dân ở xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) như ngồi trên đống lửa vì giờ này chuối chưa có người đến thu mua. Trong khi đó, trên nương, chuối đã lúc phải thu hoạch, không thể để lâu hơn.

cho-chuoi-lon-nhat-tay-bac-dong-bang-nong-dan-khoc-rong-152039_846.jpg

Người dân thu hoạch chuối bán cho tiểu thương ở Bản Lầu (huyện Mường Khương, Lào Cai). Ảnh: T.L.

Ông Phàn Văn Minh (xã Bản Lầu) ngán ngẩm bảo: "Lâu rồi không lên nương chuối nữa vì có bán được đâu. Xung quanh nhà mình còn mấy hộ cũng trong tình trạng như thế, có bán được cũng rẻ lắm, không có người thu mua ". 

Theo ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Châu Thịnh Phong chuyên bao tiêu chuối cho bà con Bản Lầu, phía đối tác nhập khẩu chuối ở Trung Quốc cho biết việc chuối thời gian qua không xuất khẩu được bởi năm nay, đối tác yêu cầu hoàn thiện nguồn gốc xuất xứ, mã vùng trồng, không được xuất khẩu bằng container lạnh, phải được kiểm tra Covid-19... Do đó, HTX cũng đang kết nối phía đối tác bên Trung Quốc để biết những yêu cầu cụ thể nhằm tháo gỡ.

Thời điểm mặt hàng chuối còn xuất khẩu được sang Trung Quốc, HTX này mỗi ngày xuất đi 15 - 17 container chuối, đảm bảo phần lớn đầu ra cho bà con ở Mường Khương... Thế nhưng, ngay cả HTX hiện nay cũng bế tắc vì không có đầu ra.

Còn ông Lê Thanh Hoa, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mường Khương cho biết, một số diện tích chuối quá hạn thu hoạch đã bị chín, rụng, nhưng không có cách nào bảo quản. "Giá chuối hiện nay chỉ còn khoảng 2.000 đồng/kg nhưng không có người thu mua", ông Hoa nhấn mạnh.

Vùng chuối của huyện Mường Khương phát triển được như hiện nay là nhờ việc xuất khẩu qua lối tiểu ngạch, qua bờ suối sang bên kia biên giới nên giảm được rất nhiều chi phí như vận chuyển ra cửa khẩu, thông quan, kiểm dịch... Khi đó, giá chuối còn đảm bảo hiệu quả cho người dân trồng. Hiện nay, chuối chỉ xuất khẩu chính ngạch khiến chi phí đội lên, khiến người nông dân gặp khó.

Theo ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, sản lượng chuối từ nay đến cuối năm còn khoảng 17.500 tấn, cho thu hoạch tập trung từ tháng 9 - tháng 11, sản lượng chuối chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc chiếm 90%.

Tuy nhiên do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 tại Việt Nam trong thời gian qua nên hiện tại Trung Quốc đã dừng nhập khẩu chuối...

 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.