Cơ sở khởi nghiệp tung nhiều mặt hàng Tết hấp dẫn

Nhằm phục vụ thị trường Tết Nhâm Dần, các cơ sở khởi nghệp và các làng nghề ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã sản xuất nhiều sản phẩm độc đáo, chất lượng cao.

Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khá nặng nề, nhưng Cơ sở Sản xuất nước mắm nhỉ cá linh truyền thống Bích Tuyền ở xã An Hòa (huyện Tam Nông) vẫn cố gắng duy trì sản xuất và kinh doanh qua các trang mạng online để giữ ổn định số lượng đại lý và mở rộng khách hàng.

kiem-tra-nuoc-mam-nhi-ca-linh-1724_20220119_377-173512.jpeg

Cơ sở sản xuất nước mắm nhỉ của Lương Thị Bích Tuyền chuẩn bị nhiều mặt hàng nước mắm cá linh đặc sản cho thị trường Tết. Ảnh: Trọng Trung.

Chị Lương Thị Bích Tuyền, chủ cơ sở cho biết: Thời gian qua, cơ sở liên tục nhận được nhiều đơn đặt hàng của đại lý ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu… với số lượng cả ngàn chai nước mắm nhỉ cá linh cao cấp, nước mắm nhỉ cốt và nước mắm nấu các loại để phục vụ thị trường Tết. Theo đó, sản phẩm nước mắm nhỉ cá linh cao cấp có giá bán dao động 221.000 đồng/hộp 2 chai (mỗi chai 500ml); nước mắm nấu bán 15.000 đồng/chai… 

Chị Tuyền vui vẻ chia sẻ: Cơ sở cũng đã chuẩn bị 2.000 chai nước mắm cao cấp, tương đương với 1.000 hộp nước mắm và 500 chai nước mắn cốt nhỉ để làm quà tặng trong dịp Tết. Do dịch bệnh Covid-19 nên thời gian qua, có những loại chai nước mắm mua rất khó khăn và vận chuyển cũng tăng, nhưng cơ sở vẫn giữ giá nước mắm như trước, không lên giá.

Tại cơ sở khởi nghiệp DOTA FOOD ở xã Phú Thành A (huyện Tam Nông), chị Trần Thị Bé Thùy, chủ cơ sở cho biết: Tận dụng lợi thế từ nghề nuôi cá của gia đình và các hộ dân địa phương, sau khi hoàn thành khóa thực tập sinh về chế biến thực phẩm tại Nhật Bản, chị trở về quê nhà bắt tay khởi nghiệp từ việc chế biến sản phẩm chả cá thát lát cườm mang nhãn hiệu Dota Food.

sp-nuoc-mam-nhi-ca-linh-bich-tuyen-1726_20220119_841-173512.jpeg

Bích Tuyền giới thiệu các sản phẩm nước mắm cao cấp. Ảnh: Trọng Trung.

Nguyên liệu làm chả cá chủ yếu là cá thát lát cườm và các loại gia vị muối, đường, bột ngọt… Sau khi chế biến theo công thức hợp lý, chả cá đóng bịch 500 gram, dán nhãn, ép chân không và xuất bán. Chỉ mới khởi nghiệp một năm nay nhưng sản phẩm chả cá thát lát cườm Dota Food đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và bán rất chạy. Sản phẩm làm ra không đủ bán. Bởi, đây là đặc sản địa phương, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thơm ngon, giòn, dai và có hương vị đặc trưng tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm chả cá thát lát cườm Dota Food đã hoàn tất hồ sơ đề nghị tỉnh Đồng Tháp công nhận đạt chuẩn OCOP xếp hạng 3 sao năm 2021. Bên cạnh sản xuất chả cá thát lát cườm, cơ sở còn chế biến các loại sản phẩm khô cá tra sợi, khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá điêu hồng… cũng được khách hàng ưa chuộng, đặt mua nhiều. Hiện tại, cơ sở chế biến ra nhiều dòng sản phẩm từ nguồn nguyên liệu thủy sản các loại để cung cấp thị trường Tết.

Tuy giá nguyên liệu năm nay có tăng, nhưng giá bán các sản phẩm không tăng. Chị Bé Thùy cho biết: Hiện chả cá thát lát có giá 270.000 đồng/kg; các loại khô cá lóc là 250 ngàn, khô cá tra sợi 230 ngàn và khô cá sặc bổi là 270 ngàn đồng/kg.

chi-be-thuy-ben-sp-cha-ca-that-lat-cuom-dota-food-va-kho-ca-tra-soi-dota-food-1726_20220119_833-173513.jpeg

Sản phẩm chả cá thát lát cườm Dota Food sẵn sàng phục vụ thị trường Tết. Ảnh: Trọng Trung.

"Tôi chuẩn bị làm Combo bao gồm tất cả các loại khô. Mình làm vô túi quà nhằm kích thích khách hàng mua để tặng một lần nhiều sản phẩm. Hiện cơ sở đã chuẩn bị khoảng 500 phần Combo cho quà Tết kiểu này để tung ra thị trường, mỗi Combo là 289.000 đồng”, chị Bé Thùy nói.

Cũng tại xã Phú Thành A, năm nay cơ sở chế biến gạo huyết rồng và bột gạo huyết rồng Năm Đấu vừa được Sở Công thương tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng trong tổng số trên 600 triệu đồng lắp đặt hệ thống máy xay xát và máy tách màu gạo, với công nghệ hiện đại để tăng công suất chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ sở đang tăng cường sản xuất sản phẩm để phục vụ thị trường Tết.

Ông Lê Văn Đấu, chủ cơ sở chia sẻ: Cơ sở đã sẵn sàng nguồn hàng với mức giá bình ổn để phục vụ thị trường Tết. Ngoài khoảng 30 tấn lúa huyết rồng trong kho, thời gian qua, cơ sở đã tăng cường thu mua để nguồn hàng dồi dào cho thị trường Tết.

 

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.