Đà Nẵng: Mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp

Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện đang được Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm. Tại thành phố Đà Nẵng, hoạt động này đã có nhiều kết quả tích cực và bắt đầu đi vào chiều sâu.

Nhiều mô hình khởi nghiệp ấn tượng
Ông Lê Đức Viên – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, tham mưu cho UBND thành phố ban hành nhiều chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế, tạo hành lang pháp lý, cũng như nâng cao năng lực của các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bằng việc liên kết các thành tố này với nhau, tạo ra các mối liên kết để hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng hoàn thiện hơn.

base64-1627033412549824438309-16289199640641058504841.png

Mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo của anh Phan Văn Hùng (ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Ảnh: Trần Hậu.

Qua đó góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố, hệ sinh thái khởi nghiệp từng bước được hình thành, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn thành phố từng bước được phát triển và nâng cao.

base64-16289292131671099467747.png

Ông Lê Đức Viên – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.Đà Nẵng. Ảnh: Trần Hậu.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 1 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, 6 vườn ươm; 2 không gian sáng tạo; 9 không gian làm việc chung; 10 câu lạc bộ khởi nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng, 2 quỹ đầu tư khởi nghiệp cùng cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ươm tạo được 137 dự án khởi nghiệp, thành lập khoảng 50 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó có những công ty đã thu hút được vốn đầu từ hàng trăm nghìn USD lên đến hàng triệu USD tiêu biểu như Công ty Datbike Việt Nam, Công ty Hekate, Công ty EM&AI…

base64-16289292280112038366487.png

Sở Khoa học và Công nghệ TP.Đà Nẵng khảo sát hỗ trợ doanh nghiệp chế tạo máy sản xuất khẩu trang. Ảnh: Trần Hậu.

Không chỉ phát triển về quy mô, chất lượng, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo những năm qua cũng gặt hái nhiều thành tựu lớn.

Trong đó có những giải thưởng mang tính công nhận quan trọng đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng đó là giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam, lĩnh vực thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức.

Có thể nhận thấy rằng câu chuyện khởi nghiệp tại Đà Nẵng không chỉ dừng lại ở tính "phong trào" mà đã tập trung vào các hoạt động thực chất, có chiều sâu, mang lại giá trị thực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

base64-1628929243079532525843.png

Sở Khoa học và Công nghệ ký kết hợp đồng hỗ trợ các doanh nghiệp.

Nông nghiệp đang là "mảnh đất màu mỡ" cho các dự án khởi nghiệp
 Ông Viên cho biết, Đà Nẵng đang có nhiều lợi thế để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc triển khai nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của thành phố nói riêng và Trung ương nói chung, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo có thể hoạt động tốt.

base64-16289292644681315012744.png

Đà Nẵng đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các sản phẩm như rau xanh các loại, dưa lưới… Ảnh: Trần Hậu.

Để giúp các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tiếp cận được những chính sách này không thể không nhắc đến vai trò, hoạt động của các tổ chức như Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng...

Trong đó, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng giữ vai trò đầu mối quan trọng nhằm tư vấn, hỗ trợ, kết nối mạng lưới khởi nghiệp, hợp tác với các địa phương, cơ sở giáo dục đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố và tham gia vào mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia, quốc tế.

Nông nghiệp hiện đang là "mảnh đất màu mỡ" cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường.

Cùng với đó là xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nông nghiệp sạch hữu cơ, điều này đã tạo ra nguồn khách hàng lớn. Có thể nói đây là thị trường mở và đầy hấp dẫn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

base64-16289292894111269888215.png

Nông nghiệp hiện đang là "mảnh đất màu mỡ" cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ảnh: Trần Hậu.

Đà Nẵng đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các sản phẩm như rau xanh các loại, dưa lưới… theo quy trình khép kín, đạt chuẩn an toàn. Hầu hết, các loại nông sản sạch đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận.


Ngoài ra, có thể kể đến như mô hình nghiên cứu, nuôi trồng tảo xoắn spirulina và sản xuất các sản phẩm từ tảo tại HTX Công nghệ cao Mặt Trời Việt; mô hình nuôi trồng sản phẩm đông trùng hạ thảo của công ty TNHH Công nghệ sinh học VINSEED; mô hình sản xuất chế phẩm sinh học của Công ty TNHH TED Technology...

"Với những kết quả ấn tượng mà Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã đạt được trong thời gian qua, sẽ là tiền đề để thành phố Đà Nẵng lan tỏa hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển hơn nữa trong thời gian tới...", ông Lê Đức Viên -  Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng nói.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.