Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

kn2.png

Nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021 Lê Văn Bàng. 

Giữa cái nắng oi ả đầu hè 2022, ông Lê Văn Bàng, 59 tuổi vẫn thoăn thoắt đôi tay từ mờ sáng đến tận đêm khuya kiểm tra hết chuồng vịt đẻ đến lò ấp trứng nhằm cung cấp ra thị trường những lô trứng vịt lộn đảm bảo chất lượng cao nhất.

Ông vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống chăn vịt chạy đồng. Tuy nhiên, cái nghề cha truyền con nối bị “đứt đoạn” sau khi xảy ra đợt dịch cúm gia cầm H5N1 vào năm 2003, chính quyền cấm nuôi vịt chạy đồng để ngăn nguy cơ lây nhiễm. Lúc bấy giờ, gia đình ông khốn đốn vì dịch, vịt chết nhiều phải bán rẻ.

Xác định nghề chăn vịt chạy đồng phải gác lại, ông Bàng liều mình bàn với vợ Nguyễn Thị Thủy, 54 tuổi thuê cánh đồng hoang, lạch nước xói lở ở xã Xuân Liên giáp xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân phát triển trang trại chăn nuôi.

Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đánh giá: “Hội viên Lê Văn Bàng là một người chịu khó, luôn biết vượt qua mọi hoàn cảnh để vươn lên khẳng định mình. Ông ấy luôn tìm ra hướng đi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đó là điều rất đáng ghi nhận, biểu dương”.
Thuận vợ thuận chồng, được lãnh đạo xã thời đó chấp thuận cho thuê 8 ha đất, ông Bàng vay 300 triệu đồng của người thân và ngân hàng cải tạo đồng hoang.

Nhìn vũng sình lầy lội, xung quanh vắng bóng người, bùn đất ngổn ngang, bà Thủy lo "không biết làm năm nào mới xong". Ông Bàng động viên vợ "kiên trì rồi sẽ thành công", đồng thời để giảm chi phí đầu tư, hai vợ chồng chỉ thuê máy xúc đào ao hồ, phần còn lại như đắp đường, kéo điện, làm các hạng mục phụ trợ đều tự thân vận động.

Ông bà tiếp tục chọn nuôi vịt để khởi nghiệp nhưng lần này chuyển sang chăn nuôi trong nhà lưới. Làm xong chuồng, ông xây lò ấp trứng, nuôi 6.000 con vịt đẻ. Còn khoảng 6 ha mặt nước ao hồ, ông thả các loại cá nước ngọt như rô phi, trôi, leo, chép... để gia tăng nguồn thu.

“Tôi chăm vịt từ nhỏ nên kinh nghiệm khá dày dặn. Khi chuyển sang nuôi nhốt, vịt vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh và đẻ trứng đều. Tuy nhiên, khó khăn nằm ở khâu tiêu thụ.

Những đợt thu hoạch đầu tiên, tôi không tìm được đầu mối bán trứng và cá nên phải đưa ra chợ hoặc bán lẻ trong dân, nhiều lúc thu không đủ bù chi, phải vay thêm tiền ngân hàng để đầu tư”, ông Bàng nhớ lại.

Để tìm kiếm thị trường, vợ chồng ông Bàng lân la đến các cơ sở thu mua trứng, quán ăn, trường học… trong và ngoài huyện để tiếp thị sản phẩm. Kết quả, sau hơn 2 năm trang trại bắt đầu có lãi.

Năm 2012, để mở rộng quy mô, ông Bàng vay thêm 2 tỷ đồng xây 3 dãy chuồng trên diện tích 3.000 m2, lấn sân sang nuôi lợn liên kết với Công ty CP Việt Nam. Với quy mô nuôi 1.800 con lợn/lứa này, bình quân mỗi năm đem lại nguồn thu cho gia đình ông khoảng 1 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 4 công nhân với mức lương 6 - 8 triệu đồng/tháng.

kn1.png

Từ khu đất hoang sình lầy, mỏ gạch ngổn ngang cách đây 18 năm, nay đã được bàn tay của ông Bàng nhào nặn thành trang trại chăn nuôi bạc tỷ.

Hiện, trang trại của ông Bàng nuôi 1.500 con vịt siêu đẻ, ấp lấy trứng vịt lộn bán. Một ngày đàn vịt đẻ khoảng 1.200 quả trứng, liên tục trong 10 tháng. Một quả trứng vịt lộn giá khoảng 3.200 - 3.500 đồng, trừ chi phí mỗi năm ông thu khoảng 600 triệu đồng từ bán trứng. Với đàn cá, sản lượng một năm hơn 25 tấn, giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, cho lời 400 - 500 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Thủy tâm sự, vợ chồng ông bà từng bị coi là gàn dở khi vay đến gần 5 tỷ đồng đầu tư vào đất hoang nhưng những người ngày xưa hoài nghi, nay đến thăm trang trại đều chúc mừng ông bà không ngớt lời.

Ghi nhận nghị lực vượt khó, làm giàu phi thường của ông Lê Văn Bàng, năm 2021 lão nông ngoài tuổi tứ tuần vinh dự là 1 trong 63 nông dân tiêu biểu toàn quốc được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân xuất sắc năm 2021”.

 

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.

Nghề phiêu du theo những mùa hoa

Thời điểm từ tháng 2 trở đi, là mùa mà nhiều loại cây trồng ở tỉnh Đắk Nông thi nhau đua nở hoa. Thế nên, đây cũng là thời điểm mà chủ nhân của hàng triệu con ong ở các tỉnh thành trên cả nước di cư đến đây để lấy mật.