Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

d4.png

Ông Hoàng Ngọc Khởi (phải) là một trong những nông dân đi đầu mạnh dạn chuyển đổi nhiều loại cây trồng để tìm ra cây phù hợp cho địa phương. Ảnh: Công Hải.

Mấy chục năm qua, ông Hoàng Ngọc Khởi ở xóm Nam Phong 2, xã Hưng Đạo (TP Cao Bằng) xoay đủ thứ cây ăn quả. Hai vợ chồng ông miệt mài san ủi, cải tạo mặt bằng đất để trồng cây. Thấy cây gì đang rộ, nhiều người trồng thì ông đều trồng thử. Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ lại đến vải thiều. Cứ trồng được vài năm không thấy hiệu quả, không hợp khí hậu, thổ nhưỡng ông đành chấp nhận phá đi trồng loại cây khác.

Dù vùng đất Nam Phong, xã Hưng Đạo màu mỡ, bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, thế nhưng sau bao nhiêu năm, loay hoay mãi gia đình ông Khởi cũng không khá lên được vì chưa tìm được cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không nản chí, năm 2000, ông lấy giống cây thanh long về trồng thử. Thấy cây mọc tốt, phù hợp khí hậu ở Cao Bằng, ông bắt đầu trồng 50 trụ. Học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng trước và kỹ thuật qua sách báo nên cây thanh long ngày càng phát triển tốt. Mỗi năm, ông lại mở rộng diện tích trồng thanh long, có thời điểm ông trồng gần 1.000 trụ thanh long ruột trắng, đỏ. Có những năm giá bán ổn định từ 30 - 40 nghìn đồng/kg, vườn thanh long đem lại thu nhập trung bình 200 - 300 triệu đồng cho gia đình.

d3.png

Ông Khởi là người đầu tiên mạnh dạn đầu tư mô hình trồng dưa trong nhà màng ở TP Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Năm 2017, tìm hiểu thấy mô hình trồng dưa trong nhà màng theo cộng nghệ Israel đang phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư gần 200 triệu đồng làm mô hình nhà màng rộng 1.500 m2 để trồng dưa. Do kinh phí đầu tư lớn, ban đầu ông tận dụng cột tre thay bớt cột sắt để giảm bớt chi phí. Cột tre dù không bền như cột sắt nhưng chi phí rẻ hơn nhiều, có thể dùng được trong 3 năm, sau đó mới thay thế.

Năm 2017 và 2018, ông trồng thử giống dưa hấu miền Nam, năng suất tốt, vị ngọt nên được nhiều khách hàng chọn lựa, nhiều thương lái đến tận vườn mua. Năm 2019, ông lại chuyển sang trồng thử dưa lê Cẩm Ngọc, dưa lưới Hàn Quốc, do áp dụng đúng kỹ thuật nên cây phát triển tốt, quả to đều, cho vị ngọt sắc, thơm ngon.

Tham quan khu nhà lưới đang trồng dưa lê Cẩm Ngọc của ông Khởi, những quả dưa vỏ căng bóng đang gần đến độ thu hoạch nhìn rất tươi ngon, hấp dẫn. Theo ông Khởi, mô hình trồng dưa trong nhà màng vốn đầu tư ban đầu khá lớn so với các loại cây trồng khác và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ hơn.

d2.png

Chịu khó mày mò, đến nay ông Khởi cũng đã thành công với mô hình trồng dưa trong nhà màng. Ảnh: Công Hải.

Gia đình ông ngoài nuôi ong mật để thụ phấn cho dưa, cũng phải thụ phấn trực tiếp để đảm bảo cây nào cũng ra quả. Mỗi cây sẽ để mọc 2 quả, thấy quả nào to sẽ để lại và cắt bỏ quả nhỏ hơn đi để cây tập trung dinh dưỡng vào một quả. Lúc quả bắt đầu phát triển, sẽ dử dụng phân hòa tan để tưới nhỏ giọt dưới gốc cây.

Do sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt quanh gốc bán tự động nên tiết kiệm rất nhiều công lao động. Mỗi năm nếu chăm sóc tốt có thể cho 2 - 3 vụ dưa lưới, dưa lê. Dưa lê mỗi quả nặng trung bình từ 1,3 - 1,5 kg; dưa lưới trọng lượng từ 1,5 - 2 kg, có quả to nặng đến gần 3 kg, giá bán trung bình từ 40 - 50 nghìn đồng/kg.

Từ 1.500 m2 nhà màng đầu tư ban đầu, đến nay gia đình ông Khởi có khoảng 3.000 m2 nhà màng chuyên trồng các loại dưa. Trong đó chủ yếu là dưa lưới Hàn Quốc, dưa lê Cẩm Ngọc trồng chính vào vụ hè thu, còn dưa gai Nhật, dưa leo bao tử trồng vào vụ đông xuân. Năm 2021, riêng mô hình trồng dưa của gia đình đem lại thu nhập hơn 150 triệu đồng. Ngoài ra, ông Khởi còn phát triển mô hình trồng đào cảnh, trồng rừng, chăn nuôi lợn… đem lại tổng thu nhập hàng năm hơn 300 triệu đồng.

d1.png

Ông Khởi kiểm tra chất lượng quả dưa gai Nhật. Ảnh: Công Hải.

Ông Khởi, lão nông 65 tuổi chia sẻ: Mô hình trồng dưa trong nhà màng có nhiều ưu điểm, giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập, giảm chi phí do ít sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm độc hại cho người sản xuất, đồng thời giúp cây dưa trưởng và phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh. Công nghệ tưới nhỏ giọt cũng giúp chất dinh dưỡng từ phân bón, nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí.

Do áp dụng đúng khoa học kỹ thuật nên sản phẩm dưa của gia đình được các siêu thị tại TP Cao Bằng, các cửa hàng hoa quả đặt mua từ khi chưa đến vụ thu quả. Nhiều người còn mua làm quà gửi cho bạn bè, người thân ở các tỉnh khác.

Ông Khởi cho biết thời gian tới, sẽ vay thêm vốn, chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang làm nhà màng, thuê thêm đất để làm khoảng 2.000 m2 nhà lưới để tập trung phát triển mô hình trồng dưa.

 

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.

Nghề phiêu du theo những mùa hoa

Thời điểm từ tháng 2 trở đi, là mùa mà nhiều loại cây trồng ở tỉnh Đắk Nông thi nhau đua nở hoa. Thế nên, đây cũng là thời điểm mà chủ nhân của hàng triệu con ong ở các tỉnh thành trên cả nước di cư đến đây để lấy mật.