Doanh nghiệp TPHCM đau đầu vì thiếu lao động
Vừa mở cửa trở lại sau 4 tháng giãn cách, thế nhưng không đủ lao động để vận hành sản xuất khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Nhiều doanh nghiệp "đỏ mắt" tìm lao động để phục hồi sản xuất
Tại tọa đàm “Nguồn nhân lực lao động cho TP HCM và các tỉnh lân cận sau đại dịch” do báo Người Lao động tổ chức, ông Phạm Thanh Trực - Phó Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza) cho biết, thống kê của Hepza cho thấy có khoảng 31.000 lao động làm việc tại các KCX-KCN của TPHCM đã về quê, trong đó chủ yếu là những người lao động về quê lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu...
“Tổng số người lao động làm việc trong các KCX-KCN tại TPHCM là 288.000. Khi dịch bệnh bùng phát và phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” thì chỉ có 720 DN thực hiện với 64.000 người lao động tham gia. Tính đến thời điểm này, các DN sản xuất “3 tại chỗ” hay “1 điểm đến 2 cung đường” cũng bắt đầu gặp khó khăn vì chi phí quá lớn. Tất cả các DN đang muốn mở cửa hoạt động nhưng gặp khó khăn về nguồn cung lao động và nguồn cung nguyên vật liệu do đứt gãy nguồn cung” – ông Trực cho biết.
Chăm lo đời sống tinh thần để giữ chân lao động
Về thị trường lao động của TPHCM, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở LĐ, TB-XH TPHCM thông tin, Thành phố có trên 470.000 DN đang đăng ký hoạt động, trong đó trên 15.000 DN FDI với trên 3,2 triệu công nhân. Nhưng dịch bệnh trong 5 tháng vừa qua đã tác động rất mạnh đến doanh nghiệp, việc làm, hoạt động kinh tế, dịch vụ, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ…
Ở TPHCM, DN vừa và nhỏ chiếm 98% nên lượng lao động bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ngành may mặc, giày da, dịch vụ thương mại, giao thông. Hầu hết các DN chịu không nổi, nhiều DN phá sản.
“5 tháng qua tỉ lệ lao động nghỉ làm hưởng bảo hiểm thất nghiệp khoảng trên 100.000 người và 500.000 lao động nghỉ làm; 1,7 triệu lao động phải tạm nghỉ việc, giãn việc không hưởng lương” – ông Tấn nói.
Phân tích về bài toán vì sao lao động không muốn ở lại, ông Trần Việt Anh – Phó chủ tịch Hội DN TPHCM cho biết, đã khảo sát khoảng 300 DN, đa số sản xuất công nghệ phụ trợ và các sản phẩm thiên về kỹ thuật vào hồi đầu tháng 9/2021. Kết quả, có khoảng 40% lao động mong muốn trở lại làm việc sau khi mở cửa. Như vậy, số lượng lao động mong muốn trở lại làm việc là không cao.
Tiêm vắc-xin đủ liều cho công nhân là một trong những giải pháp giúp người lao động yên tâm làm việc
TS Vũ Minh Tiến – Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng, việc khôi phục chuỗi đứt gẫy nguồn nguyên liệu của Việt Nam chỉ cần 3 – 5 tháng, còn khôi phục chuỗi đứt gẫy nguồn lao động cần thời gian gấp 3 lần. Vì vậy, làm sao giải quyết được sự an tâm cho NLĐ.
“Qua khảo sát, nhiều lao động về quê vẫn có việc làm có thu nhập khá, điều kiện ăn ở tốt. Để thu hút lao động ở lại, DN cần giải quyết việc làm, cuộc sống tốt cho họ; phải quan tâm tiền lương, tăng phúc lợi… Đặc biệt là nhóm lao động yếu thế như phụ nữ mang thai, có con nhỏ. Cần lấy sự hài lòng của NLĐ làm thước đo đánh giá chất lượng của công đoàn lao động” - ông Tiến nói.
Ông Nguyễn Văn Bé – Chủ tịch các DN KCN TPHCM cho hay, Thành phố mở cửa, DN rất mong muốn được hoạt động trở lại. Nhiều DN FDI vẫn tiếp tục tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, cần nhanh chóng cho DN hoạt động trở lại. Trong sáng nay (1/10) đã có thêm 40 DN hoạt động trở lại.
“DN quyết tâm không để đứt gẫy chuỗi sản xuất toàn cầu, vừa cố gắng giữ chân NLĐ. Nhiều DN khẳng định “lực lượng lao động là vốn quý nhất của DN” và xác định tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng thủ tốt nhất để DN hoạt động trở lại. DN mong muốn làm sao để người lao động ở Bình Dương về TPHCM tiêm vắc-xin mũi 2, đủ điều kiện trở lại làm việc” - ông Bé nhấn mạnh.
Để đảm bảo nguồn nhân lực, theo ông Phạm Chí Tâm – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM, cần có chủ trương đón người lao động trở lại, tránh để công nhân tự phát đi về. Tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân ở các tỉnh giáp ranh đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin quay lại làm việc. Ngược lại, chính quyền các địa phương cần có sự phối hợp tạo thuận lợi cho người dân đi lại làm việc.
Ngoài ra, DN cần có chính sách ngắn hạn, dài hạn để hỗ trợ NLĐ quay lại làm việc như túi an sinh, hỗ trợ một phần tiền trọ...; tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Thành phố đầu tư, nâng cao môi trường, điều kiện làm việc tốt hơn, an toàn cho người lao động.
Nguồn: Theo báo Tiền phong
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận