Đưa đặc sản rừng thành sản phẩm OCOP 4 sao

Những búp măng tre ẩn mình trong núi rừng của vùng đất Sơn La đã được chị Cao Thị Tâm (Giám đốc HTX nông nghiệp trung tâm Tân Xuân 269) nâng tầm thành đặc sản, mang đến sức sống mới cho bản nghèo.

Bản Bướt thuộc xã Tân Xuân là một trong những bản nghèo và xa nhất huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Dù vùng đất này sở hữu các loại măng nổi tiếng trong ẩm thực của đồng bào Thái ở Sơn La, đặc biệt là măng khô từ cây măng tre rừng còn được gọi là măng “hốc”, mà cuộc sống của bà con vẫn khổ.

5q9a1619.jpg

Chị Cao Thị Tâm sử dụng công nghệ giới thiệu sản phẩm trên mạng như Facebook, Zalo đến sàn thương mại điện tử Shopee,Voso… 

Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, năm 2019, chị Cao Thị Tâm đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp trung tâm Tân Xuân 269 chuyên về sản xuất măng nứa sấy khô. Đến nay, Hợp tác xã đã có 70 thành viên, trong đó có 40 thành viên là phụ nữ, trong đó chiếm số lượng lớn là người dân tộc Thái. Hợp tác xã thu mua lại măng của bà con rồi chế biến thành măng khô.

Chị Tâm cho biết: Lúc đầu, măng được sản xuất, chế biến theo quy trình thủ công rất khó khăn, năng suất thấp. Sau đó, tham gia vào Dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch (GREAT) do chính phủ Úc tài trợ tại tỉnh Sơn La, HTX đã được đầu tư thêm xưởng sản xuất và lò sấy hiện đại. Nhờ vậy, trong năm 2021, HTX đạt doanh thu khoảng 3 tỷ, trong đó lợi nhuận chiếm 30% - 35%, cao gấp 3 lần so với lúc chưa được trang bị lò sấy.

Tất cả các sản phẩm măng khô của HTX trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, cam kết không sử dụng các chất bảo quản, chất gây hại tới sức khỏe con người. Măng nứa sấy khô là một trong những loại thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn là ngon nhất và là sản phẩm độc đáo của vùng đất Sơn La. Sản phẩm cũng được chứng nhận OCOP 4 sao.

"Trong thời điểm dịch bệnh, sản phẩm vẫn tìm được đầu ra. Bên cạnh các thị trường truyền thống, chúng tôi còn được tham dự các khóa tập huấn, đào tạo kỹ năng của GREAT như chụp ảnh sản phẩm, đăng bài giới thiệu, cách tiếp cận khách hàng online… để đưa sản phẩm có mặt trên các kênh bán hàng trực tuyến”, chị Cao Thị Tâm chia sẻ.

Măng Tân Xuân đã được giới thiệu bằng hình thức online như từ những kênh cá nhân như Facebook, Zalo đến sàn thương mại điện tử Shopee, Voso… 

Qua hơn 4 năm thành lập, HXT Tân Xuân 269 đã mở rộng được vùng nguyên liệu với hơn 1.000 ha măng tre, nứa. Không chỉ tập trung vào sản phẩn chủ đạo là măng, chị Cao Thị Tâm cho biết, HTX còn trồng thêm những loại cây nông nghiệp khác như gạo nếp nương, cây ăn quả, gừng, sắn… theo tiêu chuẩn VietGAP để chế biến thành những sản phẩm như mì sợi, chuối sấy dẻo… từ đó đa dạng thêm sản phẩm và thu nhập cho các thành viên, đặc biệt là chị em dân tộc tham gia vào HTX.

Hiện tại, thu nhập của các thành viên dao động từ 5-6 triệu đồng/tháng. Có thu nhập ổn định, cuộc sống của bà con đỡ vất vả hơn, họ có điều kiện chăm lo nhiều hơn cho gia đình, con cái. Đặc biệt, nhờ có dự án GREAT các chị em phụ nữ người dân tộc, họ có tiếng nói hơn, được tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc và cùng quyết định các công việc trong gia đình.

 

Nguồn: Theo TTXVN

Từ khóa: Sơn La

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.