Đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững

Mục tiêu Đề án "Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050" đặt ra là đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững.

dsc_7543-1751_20210927_788-193538.jpeg

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm việc về xây dựng Đề án "Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050". Ảnh: Tùng Đinh.

Chiều 27/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm việc với Tổng cục Lâm nghiệp, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các đơn vị liên quan về việc xây dựng Đề án “Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, ngành chế biến hạt mắc ca trên thế giới đang phát triển mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây, sản lượng chế biến và quy mô giao dịch thương mại tăng từ 27.894 tấn nhân năm 2010 lên 62.875 tấn nhân vào năm 2020.

Dự báo, nhu cầu tiêu thụ nhân mắc ca trên thế giới vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao trong thời gian tới, do lượng tiêu thụ các sản phẩm từ hạt mắc ca hiện nay mới chiếm khoảng 1% tổng sản lượng tiêu thụ các loại hạt khô trên thế giới.

Ở Việt Nam, mắc ca là cây nhập nội và thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ trong danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính. Đến nay, cả nước có 28 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích là 18.840 ha, tập trung chủ yếu tại hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; diện tích cho thu hoạch là 6.853 ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 8.840 tấn hạt.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca chủ yếu là trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.

Có thể nói, phát triển mắc ca ở nước ta trong thời gian qua đã thu được những kết quả tích cực, tăng nhanh về diện tích và sản lượng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất, nhiều mô hình trồng mắc ca cho thu nhập khá và ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, đặc biệt là địa bàn miền núi thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

Tuy nhiên, do tình trạng phát triển trồng mắc ca tự phát ở một số nơi, trồng theo phong trào và không đúng quy trình kỹ thuật, trồng ở nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp, sử dụng những giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trồng giống cây thực sinh, nên nhiều diện tích cây sinh trưởng kém, sản lượng quả thấp hoặc không có quả.

Mặt khác, công tác chế biến mắc ca còn đơn giản, sản phẩm chưa tinh và chất lượng chưa cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, thiếu sự đồng bộ về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển mắc ca.

Do đó, cần xây dựng “Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2011-2030, tầm nhìn đến năm 2050” để giải quyết những tồn tại này. Dự kiến, sau khi hoàn chỉnh, đề án sẽ được trình Thủ tướng xem xét và phê duyệt.

Sau khi nghe dự thảo do Tổng cục Lâm nghiệp trình bày, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, đề án cần đánh giá sâu về thực trạng cây mắc ca trong những năm gần đây về mặt kinh tế, kỹ thuật, diện tích trồng xen kẽ…

Bên cạnh đó, ông Lê Quốc Doanh đề nghị các đơn vị liên quan cần làm rõ vấn đề thích nghi, hiệu quả, quỹ đất phát triển cây mắc ca tại các địa phương.

 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.