Dừa sáp Trà Vinh lần đầu tiên được tiếp thị chính thức tại Australia
Dừa sáp Trà Vinh lần đầu tiên xuất khẩu bằng máy bay sang Australia với số lượng lớn, được phân phối hết sau thời gian ngắn đưa ra tiếp thị. Tổng giá trị lô hàng bán ra tại thị trường Australia lên đến 70.000 AUD (hơn 1 tỷ đồng).
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, thực hiện chỉ đạo đa dạng hóa nông sản xuất khẩu của Bộ Công Thương và của Cơ quan Đại diện tại Australia, Thương vụ vừa đồng hành cùng doanh nghiệp đưa lô hàng 2.000 quả dừa sáp tươi Trà Vinh sang Australia tiêu thụ. Sau thời gian ngắn thông quan, nhà nhập khẩu cho biết toàn bộ số dừa sáp đã được phân phối hết.
Trước đây dừa sáp Trà Vinh có xuất sang Australia với số lượng nhỏ, phần lớn là đông lạnh. Đây là lần đầu tiên 2.000 quả dừa sáp tươi được xuất bằng đường không. Lô hàng này là quyết tâm của Công ty Ưu Đàm đã đồng hành cùng với Thương vụ trong Chương trình xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam tại Australia.
Để hỗ trợ nhà nhập khẩu đảm bảo chất lượng khi phân phối, Thương vụ được sự giúp đỡ của Bộ Giao thông Vận tại và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bố trí đủ chỗ trên một chuyến bay vận chuyển số dừa sáp trên.
Với giá bán lẻ từ 30 đến 35 AUD/quả (khoảng 600.000 đồng) dừa sáp Trà Vinh là một mặt hàng có giá trị cao. Do vậy, Thương vụ đã triển khai quảng cáo trên mạng xã hội và đang phát hành ấn phẩm giới thiệu ẩm thực dừa sáp kết hợp với các loại trái cây Việt Nam tạo thành “combo” tiêu thụ trái cây Việt Nam để sau lô hàng này, dừa sáp Trà Vinh hiện diện mạnh mẽ hơn tại Australia.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho rằng: Với 1 quả dừa sáp cùng sự kết hợp một hoặc nhiều loại các loại trái cây như sầu riêng, hay thanh long, hay nhãn, dừa khô, mít (đông lạnh), thực khách tại Australia sẽ có cơ hội thưởng thức những món ngon mới mẻ đến từ Việt Nam.
Ngoài ra, Thương vụ cũng đã giới thiệu với bạn bè Australia dùng dừa sáp tươi kết hợp chút muối thưởng thức cùng rượu vang sẽ đem đến cảm vị như một loại pho mát thiên nhiên.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, dừa sáp giống như sầu riêng trước đây khó chen chân vào thị trường này nhưng với quyết tâm sau 2 năm đã có những thành công nhất định.
Tương tự, quả dừa tươi tuy đã xuất khẩu sang Australia nhưng còn gặp nhiều cạnh tranh nên doanh nghiệp và Thương vụ đang phối hợp thực hiện các biện pháp xây dựng thương hiệu dừa Việt Nam.
Để chào đón những ngày hè tại Australia và việc mở cửa trở lại sau COVID-19, một container dừa của Công ty Rồng Đỏ hợp tác cùng nhà nhập khẩu 4waysfresh chuẩn bị cập bến phân phối tại 2 bang Nam Australia và Tây Australia với chất lượng được tuyển chọn và bao bì chuyên nghiệp. Trong khi đó, nhãn hàng Mekong cũng đang gấp rút đàm phán để đưa 2 container dừa tươi Bến Tre sang Melbourne và Sydney để phối hợp với Thương vụ.
"Việt Nam, vùng đất được thiên nhiên nuôi dưỡng” là khẩu hiệu được Thương vụ quảng bá, nâng giá trị quả dừa Việt tại thị trường tiềm năng này. Bởi quả dừa là một loại nông sản tươi hiếm hoi không phải đàm phán mở cửa với Australia nên Thương vụ rất mong muốn doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đồng hành cùng Thương vụ xây dựng thương hiệu.
Mặt khác, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng lưu ý các nhà phân phối chú trọng khâu bảo quản dừa tươi ở nhiệt độ phù hợp tại các điểm bán lẻ để giữ chất lượng cạnh tranh.
Nguồn: Theo TTXVN
Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước
Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…
Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?
Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.
Nâng tầm sản phẩm OCOP
Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.
Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ
Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.
OCOP Sơn La vươn ra thế giới
Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.
Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch
Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.
Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất
Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP
Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II
Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.
4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên
Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.
Bình luận