Giảm số lượng, xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo vẫn đạt trên 3 tỉ USD

Mặc dù số lượng xuất khẩu gạo năm 2021 có thể không đạt 6,5 triệu tấn, nhưng giá bán cao sẽ đưa tổng kim ngạch đạt trên 3 tỉ USD.

xuat-khau-canh-dong.jpg

Xuất khẩu gạo năm 2021 giảm sản lượng, nhưng dự báo có khả năng đạt trên 3 tỉ USD. Ảnh: Tân Long

Gạo Việt khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới

Chia sẻ với PV Lao Động sáng 28.11, doanh nhân Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - cho biết: Trung An đang đẩy mạnh hỗ trợ nông dân trong sản xuất vụ thu đông 2021-2022, tập trung đầu tư, chế biến để xuất khẩu 15.000 tấn gạo 100% tấm (gạo để  nấu bia) sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 3.2022 đến tháng 6.2022, giá xuất khẩu gạo của lô hàng mà Trung An trúng thầu lên tới 369 USD/tấn FOB, cao hơn giá thị trường 31 USD/tấn.

“Chất lượng gạo của Việt Nam rất tốt, thế giới biết điều đó, nhưng một số doanh nghiệp vì cạnh tranh mà giảm giá, ảnh hưởng đến thương hiệu gạo. Cần bỏ ngay tư duy này để uy tín của gạo Việt được nâng cao trên thị trường thế giới” – ông Phạm Thái Bình nêu ý kiến.

Cũng theo doanh nhân Phạm Thái Bình, từ đầu năm 2021 đến nay dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng Công ty Trung An đã vượt qua khó khăn, đưa sản lượng gạo xuất khẩu đạt 177.000 tấn với kim ngạch trên 30 triệu USD, tăng 67% so với năm 2020. Dự kiến, đến cuối năm 2021, Trung An sẽ về đích với tổng sản lượng gạo xuất khẩu đạt 190.000 tấn.

Ông Nguyễn Việt Anh - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (Đồng Tháp) - cho hay, do chất lượng gạo Việt Nam được thế giới ưa chuộng, nên ít khi có gạo tồn kho.

Điều đáng nói là, giá gạo của Việt Nam cao hơn, nhưng các doanh nghiệp Philippines rất quan tâm đến gạo của Việt Nam, mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan tìm mọi cách đẩy mạnh bán gạo cho thị trường này.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời - ông Nguyễn Duy Thuận - cho biết: Sau đợt dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam, hiện tại Lộc Trời đang đẩy mạnh chế biến phục vụ cho xuất khẩu.

Được biết, Lộc Trời là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước xuất khẩu gạo sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) trong 9 tháng năm 2021, chiếm gần 70% lượng gạo xuất khẩu vào thị trường có nhiều hàng rào kỹ thuật bậc nhất này.

Theo anh hùng lao động – kỹ sư Hồ Quang Cua – “cha đẻ” của gạo ST25 đã đoạt giải “Gạo ngon nhất thế giới”, những loại gạo ngon có mùi thơm lá dứa (phía Nam) và hương cốm của lúa tám thơm (phía Bắc) trên thế giới chưa nước nào làm được thì Việt Nam đã thành công.

Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí của kỹ sư Hồ Quang Cua đã góp phần khẳng định vị trí gạo Việt trên bản đồ gạo thế giới khi gạo ST24, ST25 đã đạt đến “đẳng cấp”: Có cùng hàm lượng amylose với gạo 5 lần ngon nhất thế giới là Khao Dawk Mali của Thái Lan, nhưng có độ bền gen cao hơn đến 15%.

Điều này cho thấy, Việt Nam có thể tự tin với thời kỳ giá gạo "ngàn đô", thay cho mức giá trung bình 300-400 USD/tấn, chưa nêu đúng thực chất của giá trị gạo Việt.

Giảm sản lượng, tăng giá trị - đúng mục tiêu tái cơ cấu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong chiến lược phát triển ngành lúa gạo từ nay đến 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giảm sản lượng và tăng giá trị, tức là giảm số lượng gạo xuất khẩu nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo lại tăng. Đây cũng là định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo mà Bộ NNPTNT đặt ra từ đầu năm.

Từ những dẫn chứng thực tế nêu trên, cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đi đúng hướng. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết: Trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị. 

Trong năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở “top đầu”, cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Giá gạo cao sẽ hỗ trợ, bù đắp vào số lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Vì vậy, mặc dù dự báo số lượng gạo xuất khẩu cả năm 2021 nhiều khả năng không đạt 6,5 triệu tấn, dừng lại ở mức từ 6-6,2 triệu tấn, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo có thể vẫn đạt trên 3 tỉ USD, bởi dự báo giá gạo trong tháng cuối cùng năm 2021 ít có khả năng giảm đột biến.

 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.