Hải Dương: Chuyển từ nuôi trâu bò sang nuôi ngựa trắng

Anh Trần Văn Quân, tại thôn Trần Xá, (xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là người đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Từ nuôi trâu bò chuyển dần sang ngựa bạch, mỗi năm anh thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi gia súc lớn như trâu, bò…,anh Trần Văn Quân đã sớm có những nhận định sáng suất trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp

Từ năm 2017, qua tìm hiểu thị trường, anh Quân nhận thấy ngựa bạch là giống ngựa quý rất có triển vọng về kinh tế, sức đề kháng của loài vật này khá cao, bán được giá, thu hổi vốn nhanh, thị trường tiêu thụ ổn định. 

Muốn nuôi được ngựa bạch phải có chỗ chăn thả, có cỏ, có bóng mát và khu chăn nuôi rộng rãi, phù hợp với những địa điểm gần đê, rừng núi. Và địa phương anh là một trong những địa điểm có đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu đó.

base64-16294495657821600095831.png

Đàn ngựa nhà anh Trần Văn Quân, thôn Trần Xá, xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Thi Ngọc)

Từ những nhận định trên, anh Quân quyết định chuyển dần cơ cấu từ chăn nuôi trâu bò sang ngựa bạch.

Trước tiên, anh Quân mày mò nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật về chăn nuôi và cách phòng trị dịch bệnh trên đàn ngựa. Anh Quân đã tìm đến mô hình chăn nuôi ngựa bạch thành công ở Thái Nguyên để học hỏi kinh nghiệm. 

Khi đã có kiến thức về chăn nuôi ngựa bạch cộng với những kinh nghiệm sẵn có từ việc nuôi trâu, bò nhiều năm nay, anh Quân tiến hành xây dựng chuồng trại và bắt đầu nhập giống ngựa bạch về nuôi với tổng số vốn khoảng 150 triệu đồng bao gồm tiền đất và tiền chuồng.

Mới đầu, anh Quân chỉ nhập 2 con ngựa bạch giống để nuôi thử nghiệm với số tiền khoảng 50 triệu đồng. Sau một thời gian, anh thấy hiệu quả kinh tế đúng như nhận định ban đầu và hiệu quả hơn nuôi trâu, bò.  Anh tiếp tục nhân giống và nhập thêm ngựa bạch để nuôi.

base64-1629449565802528539087.png

Anh Trần Văn Quân , thôn Trần Xá, xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Thi Ngọc)

Sau gần 4 năm chăn nuôi, gia đình anh đã phát triển đàn ngựa lên tới 30 con. Hiện tại, nhà anh có khoảng 20 con do vừa mới bán 10 con cách đây ít hôm.

Anh Quân cho biết, lợi thế lớn nhất khi nuôi ngựa bạch là anh đã tận dụng được tối đa nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như, cỏ mọc tự nhiên, các loại cây cối có sẵn mà ngựa có thể ăn được. 

Chính vị vậy, gia đình anh Quân không tốn nhiều chi phí để mua thức ăn cho ngựa. Ngoài ra, để cho đàn ngựa béo tốt, anh Quân đã bổ sung thêm dinh dưỡng từ thức ăn tinh như hạt ngô, cám gạo.

Hàng ngày, anh Quân lùa đàn ngựa đi ăn cỏ vào 2 khung giờ chính, buối sáng từ 5h -9h, buổi chiều từ 15h-18h.  Thời gian còn lại anh cho ngựa  nghỉ ngơi ở nơi có bóng mát.

Bên cạnh đó, để chủ động nguồn thức ăn thô xanh, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đàn ngựa, gia đình anh Quân còn trồng thêm cỏ voi, trồng chuối, sau đó anh băm nhỏ trộn cùng thức ăn cho đàn ngựa mỗi ngày.

 Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ngựa bạch, anh Quân cho biết thêm, "để nuôi ngựa đạt hiệu quả thì phải có sự chăm sóc tốt, khẩu phần ăn hằng ngày phải đủ số lượng thức ăn xanh và thức ăn tinh, biết cách tiêm phòng bệnh cho đàn ngựa. 

Ngoài ra, muốn ngựa nhanh lớn và cho năng suất thịt cao thì trước khi mua giống về cần tẩy giun sán, sau khoảng 4 - 5 tháng cần tẩy tiếp lần hai, đồng thời phải giữ vệ sinh chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.

Đặc biệt chú ý, khâu chọn giống đóng một vai trò hết sức quan trọng, phải phân biệt được ngựa bạch với ngựa kim (ngựa trắng), nếu con ngựa có lông màu trắng nhưng da, môi và móng vẫn màu đen thì đó chỉ là ngựa kim, giá trị không cao. 

Một con ngựa bạch tốt và chuẩn phải có mắt thau đồng, môi trắng hồng, không có đốm đen, buổi tối soi trước bóng đèn thì thấy hai mắt ngựa đỏ rực như than lửa, bộ phận sinh dục, mũi, mõm có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc".

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và chủ động phòng bệnh nên đàn ngựa bạch của gia đình anh Quân phát triển khá nhanh và khỏe mạnh

Hiện nay, thị trường tiêu thụ ngựa thịt khá rộng mở,  nhiều thương lái từ Thái Nguyên đến tận gia đình để tìm mua ngựa bạch.

Được biết, ngoài dùng xương ngựa bạch để nấu cao giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho xương khớp, thịt và phổi ngựa bạch còn là thực phẩm có giá trị dược liệu trong phòng trị một số bệnh và có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Hiện nay, giá bán thịt ngựa bạch trung bình từ 300.000 – 350.000 đồng/kg, cao ngựa bạch khoảng 5 triệu đồng/1 lạng. Ngựa thương phẩm từ 65 - 70 triệu đồng/con. Đối với ngựa bạch lái, mỗi năm lại cho ra một ngựa bạch con có giá trị khoảng 25 đến 27 triệu đồng/con đực, từ 30 - 35 triệu đồng/con cái. 

So với giống ngựa bình thường thì ngựa bạch thương phẩm thường bán được giá cao gấp đôi. Mỗi năm, gia đình anh Quân thường duy trì xuất chuồng từ 10 - 12 con ngựa bạch. Sau khi trừ tiền giống, thuốc vắc-xin tiêm phòng và thức ăn (chủ yếu tiền mua cám gạo và bột ngô), thì gia đình anh còn lãi từ 250 - 270 triệu đồng/ năm". 

Hiện nay, ngoài lượng lớn trâu bò nuôi truyền thống, xã Nam Hưng có khoảng gần 100 con ngựa bạch, trong đó mỗi nhà tầm 2-3 con, nhà nào nhiều .khoảng 10 - 20 con, tập trung chủ yếu tại thôn Trần Xá. Đây là mô hình chăn nuôi mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nên bà con thôn Trần Xá đang có xu hướng phát triển thêm giống ngựa này theo hướng gia trại.

Thành công của gia đình anh Quân, đang mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho người dân trên địa bàn xã Nam Hưng, huyện Nam Sách. 

Được biết, không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh Quân còn luôn chia sẻ, hỗ trợ bà con xung quanh khu vực về kiến thức, kinh nghiệm nuôi ngựa cũng như sẵn sàng ứng trước con giống nếu hộ dân nào có nhu cầu phát triển đàn ngựa bạch.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.