Hạn chế khâu trung gian trong tiêu thụ nông sản

Qua nhiều khâu trung gian trong sản xuất, tiêu thụ dẫn đến giá cả nông sản tại nơi sản xuất bị đội giá lên nhiều lần khi đến tay người tiêu dùng.

nong-san-13-105354_239.jpg

Các sản phẩm nông nghiệp bị đội giá lên nhiều lần khi đến tay người tiêu dùng cơ bản do trải qua quá nhiều khâu trung gian. Đinh Mười.

Những năm qua, các cơ quan chuyên môn của Sở NN-PTNT Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực để giúp người dân gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định.

Đơn cử như việc tích tụ ruộng đất, mở rộng các mô hình liên kết hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp, qua đó, phần nào đã góp phần thúc đẩy các mặt hàng chủ lực, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các HTX và nông dân trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Dù vậy, hiện tại, các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế so với tiềm năng, lợi thế, số lượng còn ít, chủ yếu là vừa và nhỏ, nguồn lực thấp, còn các hợp tác xã chuyển đổi hoặc thành lập mới hoạt động hiệu quả không nhiều, việc ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm ít.

Các doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ nông sản, cơ bản chưa phát huy vai trò là đầu mối, điều phối, dịch vụ sản xuất, khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cho nông, ngư dân.

Mặt khác, chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhiều, nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư vào sản xuất quy mô lớn.

nong-san-1-105350_622.jpg

Có những mặt hàng nông sản, tại đồng ruộng rẻ như cho nhưng qua nhiều công đoạn, khi đến các chợ dân sinh thì giá cả đã tăng lên gấp cả chục lần. Ảnh: Đinh Mười.

Do đó, về cơ bản lượng lớn hàng hóa, nông sản của nông dân sản xuất ra, để đến tay người tiêu dùng thường phải trải qua rất nhiều khâu trung gian, việc này đồng nghĩa với giá thành sản phẩm được thổi lên cao so với giá thực tế tại đồng ruộng.

Anh Phạm Văn Quyên, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm thủy sản Nam Việt cho biết, đã tham gia trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm, nông sản trên địa bàn TP Hải Phòng và một số tỉnh lân cận nhiều năm nay, nguyên nhân dẫn đến việc nông sản bị đội giá là do phải qua quá nhiều khâu trung gian và người tiêu dùng phải chịu các chi phí liên quan.

Để đưa nông sản từ cánh đồng đến bàn ăn, thường phải thông qua các khâu như: qua đầu buôn lớn tại nơi sản xuất, sau đó mới phân phối đi các đầu mối to ở các tỉnh, thành, từ đó mới chia cho các lái buôn nhỏ, từ đây lại bán cho các chợ, lúc đó mới đến tay người tiêu dùng

“Bây giờ, một phần do cước vận tải đi các tỉnh, thành rất lớn, do đó giá nông sản tại nơi tiêu thụ cuối cùng sẽ được cộng thêm cước vận tải, sẽ đội giá lên rất cao. Ví dụ như thanh long, có những năm tại vườn chỉ có 2-3 nghìn đồng/1 kg nhưng đến tay người tiêu dùng thì giá cả vẫn cao ngất ngưởng từ 15-20 nghìn đồng”, anh Quyên chia sẻ.

nong-san-11-105353_766.jpg

Cần những cánh đồng mẫu lớn với những doanh nghiệp, các cá nhân đủ năng lực tham gia sản xuất quy mô, đảm bảo được cả việc tối ưu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Cũng theo anh Quyên, để giải quyết được vấn đề này cần kết nối thẳng giữa người mua và người bán, phải cắt bớt được khâu trung gian, chỉ thông qua 1 đầu mối duy nhất để kết nối, không thông qua quá nhiều cầu như hiện nay.

“Cần tích tụ những diện tích đất bỏ hoang để cho những doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc những cá nhân có năng lực cải tạo, hình thành những cánh đồng sản xuất lớn và tổ chức sản xuất lại, vừa sản xuất vừa liên kết tiêu thụ nông sản. Qua đó mới giảm được chi phí sản xuất và hạn chế được các khâu trung gian không cần thiết”, anh Quyên bộc bạch.

Vấn đề này, ông Đỗ Đức Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân Hải Phòng cũng thừa nhận “trung gian là khâu yếu nhất trong liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay” khiến nông dân thiệt thòi.

Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thời gian tới cần tiếp tục làm tốt công tác giám sát, phản biện để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đồng bộ để tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Mặt khác, cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất nông sản, thực phẩm đủ điều kiện ATTP, có truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Mặt khác, khuyến kích các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực chế biến bảo quản nông sản, thực phẩm cũng như thường xuyên nắm bắt tình hình cung cầu hàng hóa của các địa phương, đặc biệt là các địa phương có khó khăn về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các sản phẩm, hỗ trợ tổ chức tiêu thụ trên địa bàn.

Hiện nông sản của TP. Hải Phòng vẫn tiêu thụ nội địa là chính, tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tươi thông qua thương lái và các chợ truyền thống, sản lượng cung ứng cho chế biến không đáng kể, một số ít sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như dưa hấu với sản lượng trung bình 300 - 500 tấn/năm.

Để giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã và đang rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch, kế hoạch ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.

 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.