Hành trình đưa nông sản xứ Tuyên ra thị trường lớn
Với 99 sản phẩm nông, lâm, thủy sản được đăng ký nhãn hiệu, phần nhiều trong số này có đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đây được đánh giá là một lợi thế cạnh tranh lớn trên hành trình đưa nông sản Tuyên Quang ra thị trường lớn.
Bún khô được sản xuất tại xã Kim Phú (TP. Tuyên Quang) một trong những sản phẩm nông sản OCOP 4 sao.
Trên hơn 8.000 ha mặt nước hồ Na Hang trải dài trên các huyện Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang) sẽ không khó để bắt gặp những khu nuôi cá lồng được đầu tư quy mô, bài bản theo tiêu chuẩn cá sạch VietGAP.
Anh Vi Anh Đức là một trong những hộ nuôi cá lăng đầu tiên trên hồ Na Hang. Đương nhiên người đi tiên phong thường chịu nhiều đắng cay nhưng cái nhận được là kinh nghiệm nuôi cá và thương hiệu gây dựng qua thời gian.
Thương hiệu cá sạch VietGAP của anh Đức có tới 4 sản phẩm đã được gắn sao, trong đó 2 sản phẩm 4 sao là chả cá lăng và cá lăng chiên xù, 2 sản phẩm 3 sao là cá lăng cắt khúc và cá lăng phi lê.
Những sản phẩm từ cá lăng nuôi tại lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang) đã có thương hiệu.
Con cá lăng từ hồ Na Hang đã ngược dòng Gâm, dòng Lô để đến với những thị trường khó tính nhất như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Chả cá lăng đã trở thành món ăn ưa chuộng của người dân và là thực đơn không thể thiếu trong nhiều nhà hàng, khách sạn.
Nhưng chuyện để cá có được "sao" cũng không đơn giản. Anh Đức chia sẻ: "Sản phẩm từ cá được gắn sao OCOP thì phải đảm bảo các yêu cầu như có công bố chất lượng sản phẩm, có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc và rất nhiều những tiêu chuẩn khác. Khó đấy chứ không dễ đâu".
Thất bại là mẹ của thành công, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng theo anh Đức, sản phẩm ngon quyết định vẫn ở chất lượng cá. Mà khâu này thì anh dám đảm bảo bởi từng con cá được đưa lên khỏi lòng hồ đã mang trong mình cả sự tâm huyết.
Chuyện đưa bún khô vào các siêu thị trên khắp cả nước của anh Nguyễn Văn Thuật (xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang) cũng nhiều điều thú vị. Vốn là cử nhân kỹ sư xây dựng cầu đường nhưng cơ duyên đã đưa anh Thuật trở chủ một hợp tác xã sản xuất bún khô lớn nhất trì địa phương.
Trung bình mỗi ngày, HTX dịch vụ nông nghiệp Thuật Yến sản xuất gần 1 tấn bún, phở khô đủ các loại kích cỡ khác nhau. Bún làm ra đến đâu xuất đi đến đó, thị trường không chỉ ở trong tỉnh mà gần như toàn miền Bắc.
Chàng kỹ sư với nghề tay ngang này cho biết: "Là chủ rồi nhưng mình phải trực tiếp làm, có vậy mới biết được chất lượng bún thế nào, từ đó điều chỉnh phù hợp. Thị trường ngày nay khó tính, để khẳng định được thương hiệu thì chỉ có giữ vững chất lượng thôi".
Anh Nguyễn Văn Thuật (bên phải) giới thiệu về bộ nhãn mác các sản phẩm bún, phở khô của HTX.
Trước kia, các sản phẩm từ cơ sở của anh Thuật đa phần được bán đổ cho thương lái, lúc đó cũng chưa chú ý đến việc đăng ký nhãn hiệu. Có khi người ta mua bún, phở khô về rồi đóng gói, gắn mác, nhãn hiệu khác vào.
Vài năm trở lại đây, nhãn hiệu được đăng ký, tem mác in trên bao bì sản phẩm, việc quảng bá cũng được đẩy mạnh nhờ đó mà người tiêu dùng đã biết đến. Sản phẩm mỳ gạo Thuật Yến hiện nay là một trong những sản phẩm OCOP 4 sao.
Anh Đức, anh Thuật và rất nhiều người nông dân có tư duy, cách làm và phương pháp tiếp cận mới đang từng ngày khẳng định chất lượng cũng như đưa nông sản xứ Tuyên đến với những thị trường lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục QLCL nông, lâm sản và thủy sản (Sở NNPTNT tỉnh Tuyên Quang), hiện tại địa phương có 54 sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, nhiều số khác đã đăng ký chờ thẩm định.
Trong đó cam, chè, mía, trâu, cá đặc sản, bưởi, lạc, gỗ rừng trồng và lợn được xác định là những sản phẩm chủ lực và đã khẳng định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với phong trào "Người Tuyên Quang ưu tiên dùng nông sản Tuyên Quang", Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh đưa nông sản đến với các hệ thống siêu thị lớn trên cả nước. Đồng thời tiến tới triển khai Ngày nông sản, Tuần nông sản của từng địa phương, theo từng mùa vụ.
Nguồn: Theo báo Lao động
Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước
Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…
Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?
Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.
Nâng tầm sản phẩm OCOP
Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.
Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ
Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.
OCOP Sơn La vươn ra thế giới
Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.
Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch
Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.
Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất
Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP
Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II
Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.
4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên
Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.
Bình luận