Hậu Giang: Công ty mía đường tăng giá thu mua mía, bắt đầu ép mía cuối tháng 11

Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) vừa có thông báo về giá thu mua mía niên vụ 2021-2022, với mức giá cao hơn vụ trước, nhà máy sẽ bắt đầu ép mía vào cuối tháng 11 này. Hàng ngàn ha mía của nông dân cũng đang cần được tiêu thụ.

img-4218-717.jpg

Thu hoạch mía ở Hậu Giang. Ảnh: Cảnh Kỳ

Theo thông báo của CASUCO, giá mua mía nguyên liệu là 1.180 đồng/kg (đối với mía 10 chữ đường CCS) tại cầu cảng nhà máy đường Phụng Hiệp (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang). Mức giá này đã tăng 250 đồng/kg so với giá thu mua của công ty ở vụ mía trước.

Đối với mía có chữ đường lớn hơn 10 CCS, công ty sẽ tăng giá thêm 10 đồng/kg cho mỗi 0,1 CCS. Ngược lại, mía có chữ đường nhỏ hơn 10 CCS sẽ giảm 10 đồng/kg cho mỗi 0,1 CCS.

Về đối tượng, CASUCO sẽ thu mua mía của tất cả các hộ trồng mía có ký hợp đồng đầu tư mua bán mía nguyên liệu với CASUCO trong vùng nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; các hộ trồng mía ngoài hợp đồng đầu tư (không thuộc vùng mía, địa bàn đầu tư nguyên liệu của công ty khác) có nhu cầu bán mía nguyên liệu cho CASUCO.

casuco-262.jpg


Hiện nhà máy đường Phụng Hiệp đang gấp rút hoàn tất những công việc cuối cùng về sửa chữa trang thiết bị để vận hành ép mía vào cuối tháng 11 này.

Thông tin với PV Tiền Phong, ông Trần Văn Tuấn – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp (địa bàn có diện tích mía nhiều nhất ở Hậu Giang - PV) cho biết, vụ mía 2021-2022 địa bàn huyện có hơn 4.700ha (toàn tỉnh Hậu Giang là 5.040ha), đến nay đã thu hoạch hơn 1.500ha (chủ yếu bán làm nước giải khát).

Theo ông Tuấn, giá thu mua mía được CASUCO công bố như trên đã cao hơn vụ mía trước và người trồng mía đã có lãi, quan trọng hơn là công ty chịu mua mía cho bà con ngoài hợp đồng bao tiêu vì số diện tích này lớn đang cần đầu ra…

Những năm gần đây, ngành sản xuất mía đường ở Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung gặp vô vàn khó khăn, đa phần nhà máy đường đã đóng cửa, người dân dần bỏ mía.

Hậu Giang là địa phương trồng mía hàng đầu trong khu vực, cây mía đã từng là cây thoát nghèo của địa phương với diện tích có thời điểm tới 15.000ha. Tuy nhiên, hiện nay trong 3 nhà máy đường tại Hậu Giang chỉ còn 1 nhà máy hoạt động, cây mía cũng không còn nằm trong danh sách cây trồng chủ lực của tỉnh…

img-4275-8168.jpg

Ngành sản xuất mía đường ở Hậu Giang và ĐBSCL những năm gần đây gặp không ít khó khăn. Ảnh: Cảnh Kỳ

Theo CASUCO, vụ mía 2022-2023, công ty phát triển vùng mía nguyên liệu đảm bảo cho nhà máy đường Phụng Hiệp hoạt động, với diện tích 2.000ha, năng suất 100 tấn/ha, sản lượng 200.000 tấn, chất lượng chữ đường đạt từ 10 CCS trở lên.

Công ty sẽ hợp đồng với các cá nhân và tổ chức trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (huyện Phụng Hiệp, TP Ngã Bảy, TP Vị Thanh), tỉnh Kiên Giang (huyện Gò Quao, huyện U Minh Thượng) thực hiện trồng mới, trồng lại hoặc lưu gốc mía nguyên liệu cho vụ 2022-2023.

Về chính sách hỗ trợ, công ty hỗ trợ toàn bộ lãi suất cho các khoản vay đầu tư trồng, chăm sóc mía. Công ty cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức đội công và ghe vận chuyển khi các hộ trồng mía có nhu cầu…

CASUCO từng tính chuyện tạm dừng nhà máy

Hồi tháng 8/2021, HĐQT CASUCO có tờ trình gửi đại hội cổ đông bất thường của công ty xem xét, thông qua việc tạm dừng vụ sản xuất 2021-2022 tại nhà máy đường (NMĐ) Phụng Hiệp và thực hiện phương án sắp xếp chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động tại công ty do thu hẹp sản xuất.

Không đồng ý với phương án trên, 39 cổ đông của CASUCO đã có văn bản kiến nghị khẩn gửi HĐQT CASUCO. Các cổ đông này cho biết, năm nay mía của nông dân không tiêu thụ được do tình hình dịch bệnh COVID-19.

Việc tạm dừng nhà máy sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nông dân, những người đã gắn bó với cây mía, với CASUCO hơn 20 năm qua. Không những thế, công ty và cổ đông cũng sẽ thiệt hại vô cùng nghiêm trọng, có nguy cơ phải đóng cửa nhà máy vĩnh viễn do nông dân mất niềm tin..., xóa sổ ngành mía đường của Hậu Giang.

HĐQT CASUCO sau đó họp và thống nhất đưa NMĐ Phụng Hiệp vào vụ sản xuất để ép mía niên vụ 2021-2022, đồng thời cam kết thu mua hết mía cho nông dân.

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.