Hoa quả Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu
Đầu năm 2021, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái chanh leo sang EU với trị giá xuất khẩu chiếm 97,9% tổng trị giá trị xuất khẩu, còn lại là trái mít, mận và me...
Việt Nam cung cấp hoa quả lớn thứ 5 cho EU trong quý I/2021
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay: Quý I/2021, nhập khẩu các sản phẩm trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế của EU đạt 18,4 nghìn tấn, trị giá 67,4 triệu Eur (tương đương 80,2 triệu USD), giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá nhập khẩu bình quân trong quý I/2021, đạt 3.661,8 Eur/tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Thu hoạch chanh leo phục vụ xuất khẩu
Giá nhập khẩu bình quân từ thị trường Hà Lan đạt 3.762,4 Eur/tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 24,4% về lượng, giảm 8,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường như: Colombia, Nam Phi, Bỉ…Hà Lan là thị trường cung cấp các sản phẩm này lớn nhất cho EU trong quý I/2021, đạt 4,48 nghìn tấn, trị giá 16,86 triệu Eur (tương đương 20,1 triệu USD), giảm 31,7% về lượng và giảm 18% về tri giá so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp nhóm sản phẩm này lớn 5 cho EU trong quý I/2021, đạt 1,49 nghìn tấn, trị giá 9 triệu Eur (tương đương 10,8 triệu USD), giảm 9,6% về lượng, tăng 12,7% về so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu từ Việt Nam ở mức cao đạt 6.067,1 Eur/tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam giảm 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Trong nhóm sản phẩm này, các tháng đầu năm 2021, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái chanh leo sang EU với trị giá xuất khẩu chiếm 97,9% tổng trị giá trị xuất khẩu, còn lại là trái mít, mận và me.
Vải thiều là loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU. Đầu tháng 6/2021, lô thiều Lục Ngạn đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào EU theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Theo Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan, vải thiều là một loại trái cây đặc sản đang dần phổ biến ở EU, mặc dù mức tiêu thụ bình quân trên đầu người vẫn còn hạn chế.
Tổng quy mô thị trường nhập khẩu trái vải của EU được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn hàng năm. Vải thiều phổ biến nhất ở Pháp. Madagascar và Nam Phi là thị trường cung cấp chính vải thiều cho EU vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2). Nguồn cung vải thiều trong mùa hè hạn chế hơn, đặc biệt vẫn còn khoảng trống trong nguồn cung vải tươi từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 11, đây là những cơ hội đối với trái vải của Việt Nam.
Từ 1/7, bán hàng Việt vào EU qua thương mại điện tử phải nộp thuế VAT
Vải thiều được xuất khẩu sang Eu theo Hiệp định EVFTA
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, theo Chỉ thị của Hội đồng châu Âu, nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch thương mại điện tử nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU. Khi tiến hành bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua. Điều này có nghĩa sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng.
Đối với những món hàng vài chục Euro, thuế VAT tương ứng chỉ mất vài Euro, nhưng phí khai thuế VAT của bưu điện lại lên đến hơn 10 Euro. Nếu tính trên tỷ giá mặt hàng thì rất lớn. Do đó, có nhiều khách hàng từ chối nhận hàng hoặc hoàn trả sản phẩm.
Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), hiện các giao dịch TMĐT của Việt Nam sang EU còn đang rất sơ khởi. Nhưng tin mừng là các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thành công ban đầu khi bắt đầu xây dựng được mô hình kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới của mình tại EU. Vừa qua, 3 tấn vải thiều đầu tiên đã được nhập khẩu sang Đức qua sàn thương mại điện tử Voso. Đây là chương trình hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương với Sàn thương mại điện tử Voso và Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) để từng bước phát triển ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Theo quy định của EU, các giao dịch mua bán hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU sắp tới dù vẫn phải trả thuế VAT, nhưng cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu lô hàng giá trị dưới 150 euro. Nhà cung ứng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa của mình trước người tiêu dùng EU, theo các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU.
Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước
Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…
Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?
Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.
Nâng tầm sản phẩm OCOP
Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.
Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ
Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.
OCOP Sơn La vươn ra thế giới
Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.
Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch
Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.
Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất
Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP
Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II
Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.
4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên
Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.
Bình luận