Hoàn thiện cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản khu vực phía Bắc
Chiều 27/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Tổ công tác phía Bắc của Bộ để rà soát tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện COVID-19.
Người dân xã Thái Bình (Yên Sơn, Tuyên Quang) chuẩn bị đóng gói nhãn trước khi mang đi tiêu thụ. Ảnh minh họa: Vũ Quang/TTXVN
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Tổ công tác đã phối hợp với Hội đồng Khoa học Hợp tác xã Nông nghiệp số hoàn thiện xây dựng khung Hệ thống điều hành cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản khu vực phía Bắc.
Để phát huy nguồn lực chung và tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Sở Công Thương Hà Nội thống nhất các cơ sở dữ liệu từ địa phương, xây dựng một hệ thống chung điều hành thống nhất.
Đến hết ngày 26/8, đã có 23/31 địa phương phía Bắc cử đầu mối phối hợp với Tổ công tác và cung cấp danh sách 2.093 các đầu mối cung ứng nông sản nhập vào cơ sở dữ liệu của Tổ công tác. Cụ thể, lúa gạo 181 đầu mối; rau củ quả 436; thịt, trứng gia cầm 505; thủy hải sản 819; sản phẩm chế biến đông lạnh 97; thực phẩm tổng hợp 55 đầu mối.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nhiều địa phương cung cấp thông tin đề nghị Tổ công tác hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ các mặt hàng với số lượng cụ thể. Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã phối hợp, cung cấp thông tin và giới thiệu các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu thu mua, phân phối, tiêu thụ hàng hóa nông sản trong điều kiện dịch bệnh.
Hoạt động sản xuất tại các địa phương phía Bắc nhìn chung diễn ra theo đúng kế hoạch mùa vụ. Khả năng cung ứng của các tỉnh phía Bắc đều đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương và cung cấp cho các địa phương khác. Riêng Hà Nội tự sản xuất chỉ đạt 56.338 tấn/tháng, đáp ứng 65,6% nhu cầu và cần cung cấp từ các địa phương khác là 36.632 tấn/tháng.
Về rau, củ, quả, một số tỉnh phía Bắc đang chuẩn bị và bước vào gieo trồng rau vụ Đông. Nhìn chung sản lượng rau, quả sản xuất của các địa phương đủ đáp ứng nhu cầu nội tỉnh, cung cấp cho các tỉnh thành khác và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện Nam bộ đang có trên 9 triệu con gà trắng gặp khó trong tiêu thụ; trong đó, khoảng 50% đã có trọng lượng trên 3kg/con. Như vậy, người chăn nuôi đã phải nuôi vượt so với bình thường. Trước tình trạng này, hầu hết các đơn vị không sản xuất gà giống công nghiệp trắng.
"Chăn nuôi nông hộ càng khó tiêu thụ do chưa vào chuỗi, khó về vốn nuôi duy trì. Nhiều doanh nghiệp mong muốn vay vốn mà chăn nuôi là loại rủi ro cao nên khó vay. Gia cầm sản xuất quay vòng nhanh nên không đáng lo ngại", ông Nguyễn Văn Trọng cho biết.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu, “tư lệnh” các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản cần tính toán kỹ sản lượng, khả năng cung ứng trong dịch và đặc biệt sau dịch - khi không phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, cuối năm. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi cần tính toán kỹ việc quay vòng sản xuất, khả năng đáp ứng sản lượng.
Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, Tổ công tác dự kiến sẽ làm việc trực tuyến với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bàn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp; với Hiệp hội dịch vụ Logistic Việt Nam và các doanh nghiệp logistic để tháo gỡ các vấn đề trong vận chuyển, lưu thông nông sản trong đầu tháng 9.
Nguồn: Theo TTXVN
Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước
Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…
Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?
Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.
Nâng tầm sản phẩm OCOP
Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.
Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ
Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.
OCOP Sơn La vươn ra thế giới
Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.
Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch
Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.
Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất
Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP
Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II
Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.
4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên
Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.
Bình luận