Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích thu hút 100 doanh nghiệp tham gia

Tối ngày 1/12, tại Trung tâm thương mại Melinh Plaza Hà Đông, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức lễ khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

656a.jpg

Người tiêu dùng tiếp cận hàng Việt tại Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích tối 1/12.

Hội chợ thu hút khoảng 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng Việt, thuộc các nhóm ngành: hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm làng nghề, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm an toàn, hữu cơ, sản phẩm OCOP, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích và các sản phẩm có thế mạnh của TP Hà Nội và các tỉnh trong cả nước.
Thông qua hội chợ, các doanh nghiệp có thêm cơ hội giới thiệu về các sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến mại, kết nối tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Người tiêu dùng và du khách được tham quan, mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng tin tưởng, bình chọn.
Để Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích đạt kết quả, đáp ứng mục đích, yêu cầu  đề ra, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của UBND TP; chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý, khuyến mại hấp dẫn, bán hàng đảm bảo văn minh thương mại, đúng quy định pháp luật, tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của các doanh nghiệp.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan nêu rõ, Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích được tổ chức là một những hoạt động cụ thể, giải pháp thiết thực của ngành Công Thương nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ và cân đối cung cầu trên địa bàn TP Hà Nội .
Hội chợ kéo dài từ nay đến hết ngày 5/12.

 

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.