Hợp sức đưa cà gai leo Miếu Môn vào OCOP 4 sao

Để cà gai leo lọt vào tốp OCOP 4 sao năm 2021, 4 chàng trai kỹ sư chân đất ở Hà Nội, đã nỗ lực không ngừng và thành công rực rỡ như ngày nay.

Nguyên liệu sạch, sản phẩm phong phú    

Anh Nguyễn Đình Chiển, thôn núi Sáo, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, anh trồng cà gai leo 5 năm nay, với diện tích 2 ha. Cà gai leo thích hợp với đất đồi gò, pha lẫn sỏi đá ở Chương Mỹ, khoảng cách cây trồng cách nhau khoảng 20cm/cây. 

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzqymza0yzm4mwi4mwqxmwvinzlimgnizwm1mtliyzy2lzk5lmpwzw.jpg

Anh Kiên (áo vàng) cùng công nhân trên đồng ruộng

Theo đó, đến thời kỳ thu hoạch, thân, cành, lá và rễ cây cà gai leo được thu hái đúng nguyên tắc, vận chuyển về cơ sở bằng xe của công ty, đảm bảo chất lượng, tươi ngon, đúng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước khi chế biến sâu, nguyên liệu được phân loại thân, cành, lá còn tươi, rửa sạch. Sau đó, đưa vào máy thái, cắt, băm và sấy khô.

Quá trình sấy, phải đảm bảo dinh dưỡng, và giữ được dược tính của dược liệu, không bị mất đi. Sau đó, để sản phẩm nguội khoảng 1h, đưa vào nghiền nhỏ, tuỳ theo mục đích sử dụng.

Tiếp đến là khâu hấp nguyên liệu, trước khi hấp phải phun ẩm và hấp ở nhiệt độ 120oC trong vòng 8h.

Cà gai leo là vị thuốc nam quý, được Y học cổ truyền ghi nhận giúp ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng gan. Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh, cà gai leo là cây dược liệu tốt nhất cho gan, tính đến thời điểm hiện tại.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của Viện Dược liệu, cà gai leo đã làm âm tính viêm gan Virus B, hạn chế sự lây lan và tốc độ phát triển của căn bệnh nguy hiểm này.

Hiện, Công ty Thăng Long là đơn vị trồng cà gai leo lớn, sạch nhất cả nước, với hơn 20 hecta tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Hòa Bình và Lạng Sơn.

Đặc biệt, Công ty cũng đã tự sản xuất cây giống, đảm bảo nguồn gốc thảo dược sạch. Cây giống được gieo trên khay xốp, để tiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Trước khi trồng, cây giống con được lựa chọn kĩ càng, sau khi cứng cáp, sẽ đưa ra trồng, và được phủ kín bằng nilon, để tránh cỏ dại, sâu bệnh.

Quy trình thu hái, chế biến cũng được các chuyên gia nông nghiệp giám sát chặt chẽ.

Khi thu hoạch phải cắt cách gốc 3-5cm, sau đó cây sẽ tự mọc lại. Toàn bộ phần cây trên mặt đất, đều có thể dùng làm thuốc, tuy nhiên, quả là nơi có dược tính nhiều nhất.

Theo đó, cà gai leo 5 tháng tuổi thì thu hoạch, khi thu hoạch hái quả trước, quả chín có màu đỏ đun rất đẹp, và có giá trị cao, khoảng 6 triệu đồng/kg quả khô, 600.000 đồng/kg tươi.

Quả cà gai leo có thành phần glycoalkaloid là dược liệu quý được đóng gói để làm trà cao cấp. Hiện, quả khô đóng túi, khoảng 50gam, giá 300.000 đồng. Còn lại, thân cây, lá được phơi khô, nghiền nát để làm trà phổ thông giá 280.000 đồng/kg 

Đặc biệt, ngoài trà túi lọc cà gai leo, Công ty còn có trà hoàn ngọc (làm từ cây hoàn ngọc), trà mật gấu giây thìa canh, trà diếp cá cà gai leo, tất cả đều đạt OCOP 4 sao năm 2020.

Đầu ra của các sản phẩm được bán tại các hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP của Hà Nội năm 2020. Song, từ đầu năm 2021 đến nay, do có Dịch Covid-19 hoành hành sâu nên Thành phố chưa tổ chức được hội chợ.

Song, Công ty vẫn có 1 đại lý ở huyện Hoàng Mai (Nghệ An)  bán rất chạy. Hoặc, các hệ thống siêu thị ở Hà Nội, bình quân 1 tháng tiêu thụ 5 tấn trà thành phẩm, doanh thu khoảng 800 – 1 tỷ đồng.

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzqymza0yzm4mwi4mwqxmwvinzlimgnizwm1mtliyzy2lzkuanbn.jpg

 Anh Kiên cùng các công nhân đang đóng gói sản phẩm.

Vào tốp OCOP 4 sao

Giám đốc Công ty Cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Long, anh Phan Trung Kiên cho biết, vào cuối năm 2015, anh và 3 người bạn cùng chí hướng, đã thành lập vùng nguyên liệu cà gai leo 15ha tại xã Miếu Môn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, đây cũng là cơ sở đầu tiên của Công ty.

Do khâu giống rất quan trọng, nên bắt tay vào sản xuất, những cây giống cà gai leo được lựa chọn rất kỹ càng, và trồng trên diện tích đất phủ kín hoàn toàn bằng nilon, tránh cỏ dại, sâu bệnh, không sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ hay hoá chất độc hại.

Hiện, quy mô vùng nguyên liệu, nhà xưởng đã đạt chuẩn, cùng với đội ngũ hơn 100 công nhân, làm việc tâm huyết, để đưa các sản phẩm thảo dược thương hiệu SaDu, đến với người tiêu dùng.

Đặc biệt, sau 5 năm đi vào họạt động, SaDu đã tạo cho mình được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài huyện Chương Mỹ. Ngành nghề chính của Công ty chuyên sản xuất, chế biến các loại thực phẩm từ cây dược liệu.

Sản phẩm trà túi lọc cà gai leo của Công ty, được kết hợp với cây cỏ ngọt, tạo nên hương vị khác biệt, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng.

Đặc biệt, sản phẩm không sử dụng hóa chất, đường kính, đóng gói với số lượng đủ, để có tác dụng thực sự với người tiêu dùng, nên được khách hàng tin tưởng.

Theo đó, Công ty đã có các sản phẩm được chứng nhận Ocop 4 sao như: Trà túi lọc cà gai leo SaDu, trà túi lọc hoàn ngọc SaDu, trà túi lọc mật gấu dây thìa canh SaDu.

Đây cũng là những sản phẩm thương hiệu SADU, được khách hàng đón nhận thời gian qua, do vùng nguyên liệu nằm trên vùng bán sơn địa, có nguồn nước và khí hậu trong lành, đảm bảo sản phẩm sạch và dược tính cao.

Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo giúp giải rượu, tiêu độc, mát gan. Dùng rễ và thân cà gai leo chữa bệnh gan, giúp gan khoẻ, chống mẩn ngứa, ngoài ra còn thanh lọc, giải độc cơ thể rất tốt.

Trong y học hiện đại, cà gai leo cũng đã được khẳng định ở nhiều đề tài cấp quốc gia. Dự kiến, sắp tới, Công ty sẽ đưa sản phẩm trà túi lọc SaDu xuất khẩu.

Hiện, thị trường của Công ty đã được mở rộng trên toàn quốc, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 20 lao động địa phương, vào mùa vụ khoảng 50 người. Sản lượng hàng năm đạt 40 tấn/năm.

“Năm 2021, do dịch Covid-19, Công ty không tham gia được các chương trình giới thiệu sản phẩm, hoặc bán hàng trong các hội chợ, hội nghị, làm ảnh hưởng đến doanh thu không nhỏ.

Song, do chất lượng sản phẩm tốt, nên người tiêu dùng vẫn được lựa chọn, giúp Công ty có thể tồn tại trong thời gian dịch bệnh. Đây cũng là định hướng của chúng tôi, phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, để khách hàng luôn nhớ đến mình và sử dụng lâu dài.

Mục tiêu sắp tới của SaDu là, tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường” - anh Kiên cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi, Chánh văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, cho biết: “Đầu năm 2021, Văn phòng điều phối nông thôn mới Thành phố đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Viện nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN, Truyền thông VTC Now, và Trung tâm hỗ trợ phát triển Phụ nữ Hà Nội; văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, truyền cảm hứng của “Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội“.

Theo đó, đã có 10 chủ thể tham gia, đây cũng là chương trình đầu tiên tại Việt Nam, có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể OCOP Hà Nội. Nhất là trong bối cảnh thiếu đầu ra do dịch bệnh Covid-19. Tại sự kiện, các chủ thể đã cam kết dành tối thiểu 10% doanh thu bán hàng, để ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19".

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/hop-suc-dua-ca-gai-leo-mieu-mon-vao-ocop-4-sao-post44268.html

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.