''Kéo'' doanh nghiệp đến với nông dân
Cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, hình thành nhiều vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông nghiệp Hà Nội đã chú trọng phát triển các mô hình liên kết nhằm "kéo" doanh nghiệp đến với nông dân.
Trong đó, có các mô hình đưa khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản an toàn, mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều phương diện.
Nhiều doanh nghiệp đã thu mua, tiêu thụ nông sản an toàn của các huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì... Trong ảnh: Đóng gói sản phẩm nấm ứng dụng công nghệ cao tại Công ty cổ phần KMS Đầu tư sản xuất và thương mại (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Nguyễn Quang
Lợi ích kép từ mô hình khuyến nông
Là một trong những hộ trồng sen quy mô lớn của huyện Mê Linh (với 50ha), thời gian qua, gia đình anh Lã Quang Khanh ở xã Mê Linh đã được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) hỗ trợ tham gia mô hình trồng sen trái vụ với quy mô 7,6ha. Không chỉ được hỗ trợ về giống, được cán bộ khuyến nông cơ sở hướng dẫn về kỹ thuật, gia đình anh còn được các chuyên gia của ngành Nông nghiệp hỗ trợ chuyên sâu về các công đoạn sản xuất gắn với chế biến sản phẩm sen cũng như kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Anh Lã Quang Khanh cho biết, nếu như trước đây, việc hỗ trợ phát triển các mô hình mới của ngành Nông nghiệp Hà Nội chỉ tập trung ở khâu kỹ thuật thì nay đã được hỗ trợ toàn diện, đặc biệt là việc liên kết với doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. Từ hiệu quả thực tế của mô hình này, anh và nhiều hộ dân đã liên kết thành lập hợp tác xã, không chỉ bán sen bông, mà còn làm trà sen, hạt sen sấy... cùng nhiều sản phẩm khác. Được ngành Nông nghiệp và địa phương giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, các cửa hàng... nên không phải lo lắng về "đầu ra".
Tương tự với mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong lồng bè, gia đình anh Phạm Ngọc Thanh ở xã Phú Châu, huyện Ba Vì được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học... và giới thiệu kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn với giá thành thu mua cao hơn giá thị trường 10%. Mô hình này mang lại lợi nhuận từ 100 đến 120 triệu đồng/lồng/300m3.
Song hành với việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản nhằm "kéo" doanh nghiệp đến gần với hợp tác xã, người nông dân. Cùng với việc điều tra thu thập và cung cấp trên 1.000 địa chỉ có nhu cầu mua bán nông sản an toàn trên địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận, trung tâm đã kết nối với nhiều doanh nghiệp để hỗ trợ, thu mua trực tiếp nông sản an toàn như: Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Thạch Thất, Ứng Hòa...
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, năm 2021, thông qua việc kết nối với doanh nghiệp, đã có 892,45 tấn rau, củ, quả các loại, 70 tấn gà, vịt, 74 tấn cá... của nông dân được hỗ trợ tiêu thụ. "Kinh nghiệm để kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người nông dân, đó là ngay từ khâu tổ chức hỗ trợ kỹ thuật sản xuất phải được triển khai một cách bài bản để có chất lượng nông sản vượt trội...", Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương nhận định.
Cá lăng thương phẩm nuôi trong lồng bè ở xã Phú Châu (huyện Ba Vì) được kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm. Ảnh: Hà Dũng
Mở hướng mới tiêu thụ nông sản an toàn
Là một trong những doanh nghiệp đồng hành nhiều năm với ngành Nông nghiệp Hà Nội trong việc kết nối tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân, Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch cho biết, khi thu mua nông sản an toàn của hộ gia đình, hợp tác xã..., doanh nghiệp không chỉ đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm qua các loại giấy chứng nhận theo quy định của cơ quan chức năng mà còn ở phương thức sản xuất cũng như sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ của ngành Nông nghiệp. Đặc biệt, nhờ có cơ quan khuyến nông đồng hành trong quy trình sản xuất và giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp thực sự yên tâm và sẵn sàng mở rộng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Về vấn đề này, theo Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Duy, trước đây, có một thời gian dài, nhiều loại nông sản chất lượng cao được Trung tâm Khuyến nông cũng như các đơn vị của ngành Nông nghiệp hỗ trợ sản xuất nhưng không bán được với giá như kỳ vọng dẫn tới sức lan tỏa của mô hình kém. Nhận định "điểm nghẽn" chính là khâu liên kết trong tiêu thụ, Hà Nội đã hướng tới liên kết doanh nghiệp với nông dân, xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học công nghệ gắn với tiêu thụ một cách hiệu quả. Đây là cách làm rất bài bản, khoa học và hợp với xu thế.
Theo Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, xây dựng mô hình nông nghiệp mới liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Khoa học công nghệ đưa vào các mô hình, được hiện thực hóa bằng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi liên kết, bao tiêu sản phẩm mang lại giá trị cao cho nông sản và thu nhập ổn định cho người nông dân.
Phát huy thành quả đạt được, thời gian tới Hà Nội sẽ chủ động các nguồn giống chất lượng cao ở cả cây trồng và vật nuôi; đồng thời tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững. Mặt khác, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cần tiếp tục tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn theo hướng VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn thực phẩm; từ đó "kéo" doanh nghiệp đến với nông dân, hình thành chuỗi liên kết, tạo "đầu ra" ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận