Kết nối một doanh nghiệp tiêu thụ 1.500 tấn thủy sản/tháng
Doanh nghiệp đang cần các mặt hàng: tôm càng xanh, đùi ếch, cá rô phi, điêu hồng, các mặt hàng khô, cá cơm sông… với số lượng cỡ 1.500 tấn mỗi tháng.
Chiều 12/8, Tổ công tác phía Nam của Bộ NN-PTNT (Tổ công tác 970) tổ chức buổi kết nối trực tuyến giữa Công ty TNHH Kết nối Thủy sản Mekong với lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, các hợp tác xã nhằm tìm cơ hội liên kết sản xuất và tiêu thụ thủy sản.
Nhu cầu liên kết hợp tác sản xuất lâu dài theo chuỗi
TS Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh tế Hợp tác (CCD – thuộc Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT II), thành viên Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT cho biết, về chỉ đạo sản xuất và kết nối cung cầu nông sản trong điều kiện Covid-19 thời gian qua đã kết nối hàng trăm đơn vị đầu mối, giúp cung ứng các mặt hàng thiếu yếu cho các địa phương. Tổ công tác đã nhận được nhiều đơn đặt hàng trong thời gian tới của các doanh nghiệp, đề nghị được liên kết sản xuất theo chuỗi với các hợp tác xã ở các địa phương, có sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp.
Kiên Giang có sản lượng thủy sản thu hoạch từ nay đến cuối tháng 8 khoảng 1.500 tấn, cần kết nối tiêu thụ. Ảnh: Trung Chánh.
Theo ông Hải, thời gian tới các địa phuơng cần tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ cho các hợp tác xã không chỉ phát triển nuôi trồng làm ra sản phẩm, mà còn phải đầu tư sơ chế, chế biến để đáp ứng được nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Kết nối Thủy sản Mekong (trực thuộc Mekong Food Goup) là đơn vị có nhu cầu lớn về liên kết xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Giám đốc Công ty, ông Hoàng Văn Duy cho biết, đơn vị cần các mặt hàng như: tôm càng xanh, ếch (đùi ếch), cá rô phi, điêu hồng, các mặt hàng khô, cá cơm sông… với số lượng cỡ 1.500 tấn mỗi tháng. Ngoài ra, còn có một số sản phẩm đang xúc tiến thương mại khác như: lươn, cá thát lát, cá biển…
Tỉ lệ các nhóm đơn vị đầu mối cung cấp thông tin tiêu thụ nông sản đến ngày 12/8/2021.
Do đó, công ty cần thông qua Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT các địa phương để kết nối với các hợp tác xã, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững lâu dài. Đặc biệt là kết nối các dòng sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương.
Các sản phẩm nuôi biển của ngư dân Kiên Giang như: cá bớp, cá bống mú, đang rất cần được kết nối tiêu thụ. Ảnh: Trung Chánh.
Công ty TNHH Kết nối Hải sản Mekong rất cần được các địa phương, nhà cung ứng, hợp tác xã hỗ trợ các thông tin, hình ảnh, video về sản phẩm, về câu chuyện sản phẩm, câu chuyện của người nông dân, của hợp tác xã làm ra sản phẩm. Các chứng chỉ về chất lượng, chỉ dẫn địa lý, đặc sản vùng miền đã đạt được... Để từ đó, phòng truyền thông của công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa khâu xúc tiến, quảng bá hình ảnh về các chuỗi sản phẩm của địa phương mình đến bạn hàng quốc tế.
Địa phương sẵn sàng đáp ứng
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang thông tin, nhờ sự kết nối của Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT mà địa phương đã tiêu thụ được nhiều mặt hàng nông sản. Mới đây nhất đã có 2 doanh nghiệp kết nối thu mua tôm càng xanh đưa đi TP Hồ Chí Minh tiêu thụ, giúp giải quyết đầu ra cho bà con nông dân.
Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp có sản lượng lươn, ếch nuôi khá lớn, cần kết nối tiêu thụ bền vững. Ảnh: Trung Chánh.
Theo ông Toàn, từ nay đến cuối tháng 8, nông dân trong tỉnh sẽ thu khoảng 1.500 tấn thủy sản các loại, gồm 7 mặt hàng chính là tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh, cua biển nuôi, sò huyết, cá bớp, cá bống mú. Trong đó, các mặt hàng rất cần được kết nối tiêu thụ là tôm càng xanh, sò huyết và cá nuôi lồng bè.
Tỉnh Kiên Giang đã xây dựng đề án phát triển nuôi biển và phát triển kinh tế biển sẽ là chủ lực trong thời gian tới. Cùng với đó là phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ven bờ. Tiềm năng có thể sản xuất ra 1 triệu tấn sản phẩm mỗi năm.
Ông Toàn mời gọi các doanh nghiệp đến địa phương tìm hiểu và ký hợp đồng nguyên tắc để liên kết hợp tác lâu dài. Căn cứ vào đó, ngành nông nghiệp sẽ chỉ đạo sản xuất, bố trí mùa vụ, vùng nguyên liệu phù hợp. Đồng thời hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất theo các tiêu chí của phía doanh nghiệp đặt hàng, đảm bảo cung ứng nguyên liệu bền vững.
Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp có sản lượng lươn, ếch nuôi khá lớn, cần kết nối tiêu thụ bền vững. Ảnh: Trung Chánh.
Cùng quan điểm, ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, tỉnh có vùng nguyên liệu lớn về cá tra, cá điêu hồng, tôm càng xanh, ếch… Sẵn sàng làm đầu mối để kết nối doanh nghiệp với các hợp tác xã để liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị.
Tại Đồng Tháp, các mặt hàng thủy sản như cá điêu hồng, rô phi, cá tra, ếch, tôm càng xanh cũng lên tới hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Trong đó, mặt hàng ếch nuôi đang rất cần đầu ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Số lượng đầu mối cung cấp thông tin tiêu thụ nông sản tăng từ 19/7 đến 12/8/2021.
Đến chiều 12/8, đã có 1.064 đầu mối cung ứng nông sản đăng ký kết nối tiêu thụ thông qua Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT, gồm: thủy hải sản và chăn nuôi 392 đầu mối, rau củ 288 đầu mối, trái cây 268 đầu mối, lương thực 70 đầu mối và 46 đầu mối là nông sản khác.
Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh, để liên kết hợp tác tiêu thụ thủy sản theo chuỗi thì trước hết các địa phương phải tổ chức sản xuất, tạo được vùng nguyên liệu đủ lớn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, các hộ nông dân, cơ sở nuôi phải đặt tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu. Cần tổ chức sản xuất theo hợp tác xã và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu. Về lâu dài sẽ đánh số, cấp mã số vùng nuôi theo quy định. |
Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi
Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.
Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền
Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.
Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?
Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.
Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể
Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.
Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống
'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.
Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém
Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.
Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam
Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...
'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn
Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay
Bình luận