Khát nước ở vùng sông nước
Với hệ thống sông ngòi tự nhiên chằng chịt, mỗi năm đón nhận hàng triệu khối nước từ sông Mê Kông đổ về, ĐBSCL được mệnh danh là vùng sông nước.
Tuy nhiên, sau nhiều năm sống trong phập phồng chạy lũ, giờ hàng chục triệu người dân nơi đây đang mất ăn mất ngủ vì lũ không về.
Ông Huỳnh Văn Tùng bên tay lưới bị bỏ xó nơi góc nhà suốt mùa lũ. Ảnh: LT
Lũ không còn về đúng theo quy luật, không chỉ lấy đi nguồn sản vật dồi dào trị giá hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm, mà còn dồn đẩy sự đa dạng sinh học nơi đây vào thế chân tường.
Khô khát giữa đỉnh lũ
Đã sắp hết tháng 9, thời điểm mà theo quy luật, lũ sắp đạt đỉnh, nhưng cánh đồng xã Phú Lộc (thị xã Tân Châu - An Giang) - nơi đầu tiên của tỉnh An Giang đón nhận nước lũ từ thượng nguồn Mê Kông đổ về, vẫn như chưa có dấu hiệu của nước. Màu xanh cỏ dại sau mùa gặt như trêu ngươi dòng nước đậm màu phù sa từ bên kia biên giới đổ xuống. Đây là hiện tượng không bình thường, bởi Phú Lộc được xem là nơi bị nước lũ nhấn chìm sâu nhất vùng đầu nguồn, có năm, ngập sâu trên 4 mét nước.
Ông Lê Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc - nói vui: “Bây giờ nhà báo viết bài về mùa cạn thì dễ, chớ viết bài về mùa lũ thì khó lắm”. Để chứng minh, ông Dũng cử anh Hồ Văn Ức - Chủ tịch Hội nông dân xã - đưa chúng tôi đi thực tế.
Ghé vào nhà ông Huỳnh Văn Tùng (ấp Phú Yên) người có hàng chục năm sống bằng nghề đánh bắt cá mùa lũ, tôi ngỡ ngàng trước hình ảnh “điêu tàn” của nghề truyền đời của người dân vùng đầu nguồn. Mấy tay lưới nằm lăn lóc nơi góc nhà - chứng tỏ gần suốt mùa lũ năm nay chưa từng được chủ nhân chạm đến. “Nước trên đồng chưa ướt ống chân, còn nước dưới kênh chưa ướt được tóc trên đầu, lấy đâu ra cá mà bắt” - ông Tùng ngước mắt nhìn ra bờ kênh lưng lửng nước. Tôi nhìn đôi mắt mờ đục của vị “lão làng” trong nghề cá mùa lũ mà nghĩ đến sự đổi thay chưa từng có trong suốt mấy chục năm sống và trải nghiệm cùng lũ vùng đầu nguồn.
Một chút buồn vui lẫn lộn, khi tôi nhận ra anh Ức - người dẫn đường hôm nay - từng là chỉ huy điểm cứu hộ ở ngã ba Phú Lộc mà “Quỹ Tấm lòng Vàng” từng hỗ trợ cho thành viên bị thương nặng sau khi lao vào dòng nước xoáy cứu người bị lũ nhấn chìm. Anh Ức chỉ tay về khoảng đất trống, bên bờ Tây con kênh Bảy Xã, nói: Đó, chỗ nguy hiểm ngày xưa, giờ là cánh đồng khô queo, người ta cùng cây bắp để chất chà dẫn dụ chuột”.
Ông Phạm Văn Hải - Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu chia sẻ: Đúng là năm nay vùng đầu nguồn mắc cạn giữa mùa lũ. Đã sắp hết tháng 8 âm lịch, nhưng mực nước sông Tiền tại Tân Châu còn ở mức dưới báo động I. Đó cũng là tình cảnh chung của các địa phương vùng đầu nguồn ĐBSCL như: Đồng Tháp, Kiên Giang...
Không chỉ mất nghìn tỉ cá tôm
“Lần đầu tiên trong đời, mùa lũ mà nhà tôi phải mua trứng vịt về ăn” - bà Tư, vợ ông Tùng chia sẻ bức xúc với nhà báo. Không bức xúc sao được khi mọi năm, đây là thời điểm nhà thừa mứa cá, bà phải chạy vạy khắp nơi để bán. Bởi lâu nay, với sự chuyên nghiệp của gia đình, ngay sau khi mùng 5 tháng 5 âm lịch, khi nước sông Tiền nhuộm đỏ phù sa là những người sống bằng nghề câu lưới như ông Tùng đã vào vụ. Từ đó, đánh bắt suốt 5 tháng mới kết thúc vụ cá tôm mùa lũ. Câu chuyện về người chuyên săn bắt cá mùa lũ, không có cá ăn giữa thời điểm đỉnh sắp đạt lũ, nghe như nốt trầm cho tất cả người dân vùng ngập lũ ĐBSCL. Lũ không về, sông ngòi cạn kiệt cá tôm, nhất là cá linh, đã đẩy giá nhiều loài thủy sản lên đỉnh chót vót. Hiện giá cá linh đã ngất ngưởng 180.000-200.000 đồng/kg.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - thủy văn An Giang, nhiều khả năng, lũ năm 2021 sẽ đạt đỉnh vào trung tuần tháng 10.2021. Có thể, với diễn biến thời tiết phức tạp, sẽ xuất hiện mưa bão, vùng thượng nguồn sẽ có thêm lượng nước lớn để đổ về hạ lưu Mê Kông, tạo ra lũ muộn. Nhưng điều này trở nên vô nghĩa.
“Nếu lũ muộn có về thì cũng không còn nhiều ý nghĩa, vì điều này trái với quy luật phát triển của nhiều loài thủy sản” - ThS Nguyễn Phước Tuyên, nhà nghiên cứu độc lập ở Đồng Tháp, chia sẻ. Bởi điều này cũng đồng nghĩa bị “bốc hơi” số tiền lên đến nghìn tỉ đồng. Theo kết quả nghiên cứu về đánh bắt thủy sản tự nhiên trong mùa lũ ở An Giang của ThS Phạm Xuân Phú - giảng viên Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên (ĐH An Giang) - trước đây, hằng năm, lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên trong mùa lũ giảm lên đến hơn hơn 700 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là lũ cạn không chỉ tước đi nguồn sản vật cá tôm dồi dào, mà còn dồn đẩy sự đa dạng sinh học nơi đây vào thế “chân tường”. Với góc nhìn chuyên môn, ông Phạm Văn Hải bày tỏ lo ngại: “Lũ thấp sẽ làm cho nhà nông nặng lo hơn”. Bởi không chỉ không có nước ngập đủ sâu để diệt một số sinh vật gây hại cây trồng, mà còn không vệ sinh được đồng ruộng sau một năm sản xuất tích lũy nhiều hóa chất... Hơn thế nữa, là không bồi đắp lượng phù sa cho đồng đất. Điều này sẽ như thêm gánh nặng cho nông dân trong bối cảnh nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu tăng giá nhanh. Không chỉ có vậy, lũ cạn, sẽ còn gây những tác động lâu dài đến hệ sinh thái sông nước.
Theo ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - việc giảm sản lượng cá trong mùa lũ, nhất là loài cá có kích cỡ nhỏ như cá linh là rất đáng lo. Bởi điều này không chỉ dừng lại ở chỗ giảm đi sản vật cung cấp cho bữa ăn, mà còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ thủy sản mùa lũ sông Mê Kông. Nói cách khác, giảm lượng cá mùa lũ đồng nghĩa với việc sụt giảm các nguồn thủy sản khác, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.
Nguồn: Theo báo Lao động
Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi
Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.
Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền
Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.
Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?
Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.
Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể
Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.
Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống
'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.
Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém
Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.
Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam
Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...
'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn
Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay
Bình luận