Khởi nghiệp kiểu 'con nhà nghèo'

Mô hình phát triển kinh tế gia đình của anh Nguyễn Văn Cường ở xã Yên Đổ, Phú Lương, Thái Nguyên còn khiêm tốn nhưng chứa nhiều nỗ lực, hoài bão.

2-0805_20210716_606-161051.jpeg

Mỳ gạo của gia đình Nguyễn Văn Cường đã được người dân quanh vùng ưa chuộng. Ảnh: PV.

Tại vùng quê nghèo xã Yên Đổ, huyện miền núi Phú lương phần lớn người dân là đồng bào dân tộc ít người, gia cảnh của Nguyễn Văn Cường càng khó khăn hơn. Nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ lại luôn đau yếu bệnh tật, Cường nghỉ học sớm để tìm việc làm nuôi sống bản thân. Không ngại khổ, không nề hà bất cứ công việc nặng nhọc nào, anh đã đi làm thuê ở nhiều nơi và tích cóp được chút vốn liếng.

Với ước mơ đầu tư một trang trại tổng hợp để phát triển kinh tế gia đình đồng thời tạo công ăn việc làm cho bà con nghèo trong xóm, đầu năm 2016, Cường “liều” vay vốn tín chấp từ ngân hàng cộng thêm toàn bộ tiền dành dụm được cả thảy 200 triệu đồng để bắt tay vào “làm ăn lớn”.

Sau khi đi tham quan thực tế nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả trong và ngoài huyện, Cường quyết định xây dựng trên 1.200 m2 chuồng trại chăn nuôi gà, vịt, chim bồ câu. Tận dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, anh chuyển đổi toàn bộ diện tích vườn tạp bằng các loại cây ăn quả như bưởi, ổi. Bình quân mỗi năm Cường cung cấp cho thị trường hàng tấn gà, vịt thương phẩm.

Sống giữa vùng nông thôn, Cường nhận thấy bà con quanh vùng sản xuất gạo thừa đáp ứng nhu cầu lương thực, số còn lại đem chăn nuôi rất lãng phí, trong khi phải đi mua các loại mỳ gạo từ các nơi chuyển về với giá khá cao.

Từ đó, anh nảy sinh suy nghĩ thành lập cơ sở chế biến mỳ gạo, vừa tận dụng được nguồn gạo chất lượng cao của địa phương, vừa cung cấp mỳ giá rẻ hơn cho bà con. Nghĩ là làm, anh đã vay mượn đầu tư 30 triệu đồng mua máy móc. Rất đông bà con mang gạo đến thuê anh làm thành mỳ với giá tiền công 3 nghìn đồng/kg.

1-0805_20210716_888-161052.jpeg

Vườn ổi lê sản xuất theo hướng hữu cơ của gia đình Nguyễn Văn Cường. Ảnh: PV.

Ngoài việc làm thuê, Cường cũng làm mỳ bán, mỗi tháng anh có thu nhập gần 10 triệu đồng. Cường thu mua thóc Khang Dân của bà con quanh vùng về xay sát để làm mỳ gạo, mỳ bún khô. Do chất lượng tốt, nhiều cửa hàng đồ khô trên địa bàn huyện đặt hàng thường xuyên, anh đã phải thuê thêm 2 người làm.

Đồng hành với Cường từ những buổi ban đầu, Huyện Đoàn Phú Lương đã tạo điều kiện để anh tham gia các lớp tập huấn trồng cây ăn quả và làm thương hiệu. Trước triển vọng và nhu cầu phát triển sản xuất, Huyện Đoàn đã kết nối với Ngân hàng chính sách xã hội để Cường làm thủ tục vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất lên 5-6 tấn sản phẩm/tháng, tạo công ăn việc làm cho từ 4-5 lao động. Đồng thời, hỗ trợ Cường xây dựng và đăng ký nhãn hiệu mỳ gạo, mỳ bún khô.

 Cường cho biết, thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi được từ 100 đến 200 triệu đồng. Với thành công ban đầu, mô hình sản xuất mỳ gạo kết hợp với chăn nuôi của Nguyễn Văn Cường không chỉ giúp gia đình anh có cuộc sống tốt mà còn tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho thanh niên địa phương, khuyến khích các bạn trẻ vùng nông thôn, miền núi mạnh dạn khởi nghiệp, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

 

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.