Khởi nghiệp và tạo thương hiệu cho đặc sản mận Tam hoa

Huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) hiện có 4 sản phẩm tiêu biểu đăng kí chấm sao OCOP đợt cuối năm 2021, trong đó có một sản phẩm được đánh giá rất triển vọng, có thể đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên bởi có giá trị thực tiễn khá tốt.

Đó sản phẩm mận Tam hoa sấy dẻo của HTX Quang Tôm (thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải) do cô gái trẻ  người dân tộc Phù Lá - Sải Thị Bích Huế làm chủ nhiệm.

Đây cũng là sản phẩm tiêu biểu của người DTTS ở huyện vùng cao, vừa vinh dự đạt giải xuất sắc cấp tỉnh trong Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Lào Cai và được lựa chọn tiếp tục tham gia Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp cấp quốc gia năm 2022. 

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzdkngi2nmeyytvlowywmjzkotk3mgvlmjeyndm5mdg1l2wxlkpqrw.jpg


Sải Thị Bích Huế lựa chọn khởi nghiệp từ mận Tam hoa, một loại đặc sản thế mạnh của địa phương.  

Khởi nghiệp từ quả mận

Là người con đồng bào dân tộc Phù Lá, hiện công tác tại Trung tâm Y tế huyện Bắc Hà, chị Sải Thị Bích Huế, sinh năm 1989, đã lựa chọn “khởi nghiệp” từ quả mận Tam hoa - một loại nông sản thế mạnh của địa phương.

Toàn huyện Bắc Hà hiện  có khoảng 308ha mận Tam hoa, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 3.000 tấn quả. Bắc Hà là địa danh du lịch cấp tỉnh, trong khi đó, mận Tam hoa lại là đặc sản của địa phương, có mẫu mã đẹp, giòn, ngon, ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, được khách du lịch ưa chuộng. Tuy nhiên, việc bảo quản, đóng gói để trở thành sản phẩm hữu cơ mang tính thương hiệu chưa được đề cao.

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch phải hủy bỏ, do vậy, vắng bóng khách du lịch khiến việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản bản địa nói chung, mận Tam hoa nói riêng ở Bắc Hà gặp không ít khó khăn. Chị Sải Thị Bích Huế nhận thấy, lâu nay, mận Bắc Hà chỉ được bán ở dạng quả tươi. Thời điểm thu hoạch chỉ diễn ra trong vòng hơn 1 tháng. Trái mận là đặc sản song rất khó bảo quản do vỏ mỏng, dễ giập nát và hỏng, giá bán cũng không ổn định. Từ thực tế đó, năm 2020, chị đã cùng gia đình mạnh dạn đứng ra thành lập HTX xã Quang Tôm với 7 thành viên để kinh doanh mận Tam hoa. Cũng từ đó, chị bắt tay nghiên cứu và thử nghiệm chế biến sản phẩm mận Tam hoa sấy dẻo với mục đích bảo quản được lâu hơn và trở thành hàng thương phẩm, nâng tầm giá trị của quả mận ở Bắc Hà.

Chị Huế chia sẻ, bước đầu thử nghiệm, do ít kinh nghiệm nên HTX Quang Tôm gặp không ít khó khăn do quả mận Tam hoa tương đối nhiều nước, kích thước và lượng đường trong quả cũng không đều. Vì vậy, để tạo ra được sản phẩm sấy dẻo, quá trình làm đòi hỏi phải rất tỉ mỉ, kì công, nghiên cứu kỹ về quy trình và hàm lượng đường, sau đó là quá trình sấy cho từng mẻ sản phẩm. Thế là, với mục tiêu tạo ra sản phẩm hữu cơ có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, chị đã quyết tâm và chế biến thành công sản phẩm này.

“Các sản phẩm của HTX Quang Tôm đã được thị trường chấp nhận, tin tưởng. Đó cũng là động lực để sang năm tới, chúng tôi có niềm tin tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Bước đầu thử nghiệm, sản lượng mận sấy thành phẩm của chúng tôi tuy chưa nhiều do quy mô sản xuất còn nhỏ, nhà xưởng còn hạn chế về máy móc, nhưng trong tương lai gần, chúng tôi kỳ vọng sẽ tiêu thụ lượng lớn mận Tam hoa tươi cho nhà vườn trồng mận Bắc Hà. Năm 2022 dự kiến mở rộng quy mô, tiêu thụ trên 20 tấn mận tươi, dần dần nhân rộng và nâng cao công suất…”, chị Huế phấn khởi cho biết.

Đến nay, các sản phẩm mận Tam hoa của HTX Quang Tôm của chị Huế được chế biến từ những quả mận tươi ngon, không sử dụng chất bảo quản, quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn thực phẩm. HTX đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sản phẩm đã được kiểm nghiệm và công bố chất lượng.

“Hiện tại, HTX đang tiến hành đăng ký đánh giá sản phẩm OCOP đối với sản phẩm mận Tam hoa sấy dẻo. Khi đạt tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm sẽ được nâng cao giá trị, tạo được niềm tin cho khách hàng và tạo cơ hội hướng đến các thị trường khó tính khác như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh”, chị Huế nói.

ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzlzdkngi2nmeyytvlowywmjzkotk3mgvlmjeyndm5mdg1l2wylkpqrw.jpg


Sản phẩm “mận Tam hoa sấy dẻo” của chị Sải Thị Bích Huế.

Nhiều triển vọng

Trao đổi phóng viên, ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Hà, cho biết: HTX Quang Tôm đang là đơn vị đi đầu tại huyện Bắc Hà trong hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ mận Tam hoa sấy dẻo, chủ thể ở đây chính là người địa phương, gắn bó với địa phương, có định hướng sản xuất kinh doanh rõ ràng và xuyên suốt quá trình hoạt động là đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm tới cùng về sản phẩm của mình với bao bì, nhãn mác rõ ràng, được cấp mã QR truy xuất nguồn gốc tới từng lô sản phẩm. Những nỗ lực này cho thấy quyết tâm rất lớn của HTX. Ngành Nông nghiệp huyện đánh giá, đây là sản phẩm triển vọng, có tính khả thi cao, bởi từ ý tưởng đến sản phẩm cụ thể, đều có tính thực tiễn rất tốt, chủ thể sản xuất lại rất tích cực, quyết tâm cao trong thực hiện Chương trình OCOP năm 2021.

HTX Quang Tôm đang bán sản phẩm “mận Tam hoa sấy dẻo” dưới hình thức bán hàng tại chỗ, thông qua các đại lý tạp hóa, cửa hàng đặc sản nông sản địa phương, các homestay trên địa bàn… Thời gian tới, HTX dự kiến sẽ tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, thực hiện bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, giúp người tiêu dùng tiếp cận gần hơn tới sản phẩm. Muốn vậy, sẽ tập trung mở rộng quy mô nhà xưởng, đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại trong việc sấy dẻo, sấy lạnh, chuẩn bị tinh thần, dồn sức cho vụ thu hoạch mận Tam hoa và hoa quả địa phương năm 2022.

Theo tính toán của HTX, trung bình 100kg thành phẩm sẽ cần 12-15 công lao động, như vậy sẽ cần thuê thêm lao động để đáp ứng kế hoạch năm 2022 sản xuất ra 5 tấn sản phẩm. Khi hoạt động ổn định, HTX chắc chắn sẽ tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương lúc nông nhàn.

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.