Khởi nghiệp với nghề nuôi ong dú

Mới 3 năm nghiên cứu, tìm hiểu, giờ đây anh Trực đã thành công khi sở hữu hơn 400 tổ ong dú, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đam mê với nghề nuôi ong từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chàng trai sinh năm 1992 Nguyễn Hữu Trực ở phường Bảo An, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã khởi nghiệp thành công với nghề nuôi ong dú, một loài ong không ngòi đốt.

16405289od10-164052-155349.jpeg

Tổ ong dú của trại nuôi ong của anh Trực. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Anh Trực kể, anh đã nuôi ong lấy mật từ năm còn học lớp 9 và đã có thu nhập từ nghề nuôi ong. Năm 2015, Trực tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, làm việc cho một ngân hàng tại Ninh Thuận nên nghề nuôi ong đành gác lại. Năm 2018, tình cờ Trực nhìn thấy tổ ong dú làm tổ, làm mật trong những tổ ong cũ còn sót lại trong vườn, từ đó đã khơi dậy niềm đam mê, tìm tòi đặc điểm của loài ong dú này và quyết định khởi nghiệp từ đấy.

Trong quá trình nuôi, Trực dần thay thế những thùng gỗ thô sơ ban đầu thành những hộp gỗ thông nhỏ, phân thành ba tầng. Theo anh, việc phân thành các tầng như vậy giúp ong tự phân loại các tầng trứng, con, mật. Ngoài ra, khi lấy mật sẽ không làm giảm số lượng ong trong một đàn.

Không gian nuôi có thể đặt dưới hiên nhà, tán cây, tận dụng nhiều nơi trong vườn nhà. Để có thêm không gian và môi trường phù hợp cho ong trú ngụ và sinh đàn, anh xây hẳn một căn nhà nuôi với diện tích 30 m2, bên trong có nhiều tầng và lắp hệ thống quạt thông gió. Phần đất còn lại khoảng 800 m2, Trực trồng hoa và các cây dược liệu để có nguồn thức ăn cho ong.

16404980ong-du-6-164049-155351.jpeg

Bên cạnh trại ong, anh Trực trồng vườn hoa để tạo nguồn mật cho ong. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Tuy chỉ mới 3 năm nghiên cứu, tìm hiểu, giờ đây anh Trực đã thành công khi sở hữu hơn 400 tổ ong dó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trong năm, mỗi tổ ong dú sẽ cho mật hai lần, mỗi lần như vậy Trực có thể thu khoảng 3 - 4 lít mật/đàn ong, với giá bán thấp nhất 1,5 triệu đồng/lít mật.

Ngoài ra, anh còn chế tác những tổ ong theo kiểu phong thủy, có nhiều màu sắc để trang trí, bán cho những người muốn nuôi ong lấy mật, vừa trang trí trong không gian nhà, quán cà phê hay quán ăn.

Hiện tại, Trực không chỉ tách đàn, nhân giống để nuôi, anh còn hướng đến việc mở rộng quy mô, cung cấp nguồn giống, hướng dẫn kỹ thuật cho những ai nuôi tại trang web hocnuoiongdu.com và kênh youtube. Theo anh Trực, ong dú có hình dạng nhỏ bé, không hung dữ, có khả năng thụ phấn cho cây trồng và cho ra mật rất tốt cho sức khỏe.

1737-16404870ong_du_4-164048-155353.jpeg

Tổ ong dú của anh Trực được thiết kế nhiều tầng. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Với những thành công đạt được từ đàn ong dú, hiện anh Trực đã thành lập trang trại lấy tên “Trang trại Ong Dú Jichi”. Đặc biệt, mô hình này vừa giành giải Nhất tại cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp Thanh niên Ninh Thuận lần thứ V - năm 2021” và đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp do Trung tâm BSA và Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cùng Công ty Vinamit tổ chức với chủ đề “Câu chuyện khởi nghiệp - Kinh doanh thời Covid”.

Cùng chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Trực cho biết sẽ đầu tư mở rộng quy mô trang tại, xây dựng thương hiệu, quảng bá và liên kết với các nhà vườn, nông trại, vườn cây ăn trái, khu du lịch... để cung cấp giống với phương châm “tự nuôi ong lấy mật an toàn tại nhà".

 

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.