Khu du lịch chuyển hướng sản xuất nông nghiệp để cầm cự

Khu du lịch sinh thái Phước Sơn, ở huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông được đầu tư cả trăm tỉ đồng. Thế nhưng, 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động du lịch ở đây trở nên ảm đạm, "đóng băng".

nuoi-ca.jpg

Khu du lịch sinh thái Phước Sơn chuyển hướng sang nuôi cá, kiếm nguồn thu để vượt qua giai đoạn dịch bệnh. Ảnh: Phan Tuấn

Trong bối cảnh này, khu du lịch đã linh động, chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để cầm cự, vượt qua giai đoạn khó khăn.

 Khó khăn bủa vây

Hơn 2 năm qua, phần lớn thời gian Khu Du lịch sinh thái Phước Sơn ở huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, rơi vào tình trạng cửa đóng, then cài. Khu du lịch với lúc cao điểm gần 100 nhân công hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Thế nhưng, hiện nay, khu du lịch chỉ còn lại khoảng 12 người.

Ông Ngô Đức Thảo, ở xã Đắk Wer, một trong số ít nhân viên còn trụ lại khi dịch COVID-19 bùng phát. Trước đây, ông Thảo phụ trách việc quản lý 1 khu vực vui chơi và chăm sóc vườn cây cảnh trong khu du lịch. Nhưng mấy tháng nay, ông phải làm rất nhiều việc khác như chăm sóc cây ăn trái, nuôi cá…

Hàng ngày, ông Thảo dùng xe máy chở thức ăn đến các ao cá trong khu du lịch, vệ sinh ao hồ, rồi cho cá ăn. “Việc chính bây giờ của tôi là chăm sóc cá. Lúc nào rảnh thì cắt tỉa cây cảnh, bón phân, chở rác… Công ty đang gặp khó khăn, nên những người trụ lại giờ làm rất nhiều việc để cải thiện nguồn thu”, ông Thảo chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc Công ty Nguyên Thành Phát, Chủ đầu tư khu du lịch sinh thái Phước Sơn cho biết, du lịch là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Năm 2019, Khu du lịch sinh thái Phước Sơn đạt doanh thu trên 15 tỉ đồng thì đến năm 2020 đã giảm xuống 2 tỉ đồng.

Đầu năm 2021, du lịch có dấu hiệu phục hồi, đơn vị thu được 1,5 tỉ đồng thì xuất hiện đợt dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, nên khu du lịch gần như không có nguồn thu. Trong khi đó, các chi phí về nhân công, bảo vệ, lãi suất ngân hàng… vẫn phải trang trải.

Rất cần sự hỗ trợ từ ngân hàng

Đứng trước nhiều thách thức, Khu du lịch sinh thái Phước Sơn buộc phải thay đổi để thích ứng. Từ cuối năm 2020, công ty đã chuyển hướng, đầu tư nguồn lực vào việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Với diện tích mặt nước rộng khoảng 5ha, công ty đã tập trung nhân lực, vật lực để nuôi cá.

phuoc-son.jpg

Mặc dù đã có nguồn thu mới nhưng Khu du lịch sinh thái Phước Sơn vẫn cần sự hỗ trợ từ ngân hàng để vượt qua khó khăn. Ảnh: Phan Tuấn

Những ao cá trong khu du lịch trước đây chủ yếu được thả một ít cá rô phi, cá chim, cá diêu hồng… để phục vụ du khách. Nhưng khoảng 1 năm nay, nhìn thấy dịch bệnh diễn biến phức tạp nên ông Thành đã đầu tư giống, tập trung nuôi cá bông lau trắng.

Theo ông Thành, loại cá này nhanh lớn, nuôi vài tháng có thể đạt trên 2 kg/con, bán ra thị trường 100.000 đồng/kg. Mỗi ngày, khu du lịch bán trung bình 2 tạ cá các loại, trừ đi chi phí sẽ lời khoảng trên 5 triệu đồng.

Ông Thành cho biết, đơn vị vừa tiếp tục thả 30.000 con cá hô giống. Đây là loài cá giá trị cao, được nhập ở các tỉnh phía Nam, với giá 40.000 đồng/con giống.

Loài cá này nuôi vài năm có thể đạt trọng lượng cả chục kg. Với giá bán hiện nay khoảng 200.000 đồng/kg, ông Thành kỳ vọng lứa cá hô này sẽ mang lại nguồn thu lớn cho khu du lịch. Ngoài ra, những khu vực không gian cây xanh, lối đi trong khu du lịch bao gồm nhiều loại cây ăn trái như: Bơ, vú sữa, mận, bưởi… mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Hiện nay, mỗi tháng, khu du lịch thu được vài trăm triệu đồng từ sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản. Đơn vị còn thu 200 triệu đồng từ việc bán điện năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà hàng. Theo ông Thành, tổng doanh thu của đơn vị đạt khoảng 40-50% so với trước, đủ để trang trải tiền lương nhân công, lãi ngân hàng và một phần chi phí khác.

“Mặc dù đã chuyển hướng sang ngành nghề mới trong giai đoạn dịch bệnh, thế nhưng, những doanh nghiệp du lịch như chúng tôi vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Bởi mục địch ban đầu vẫn là kinh doanh dịch vụ du lịch. Thế nên, chúng tôi rất mong được hỗ trợ lãi suất của ngân hàng và tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ khác để các doanh nghiệp tồn tại, từng bước vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19” - ông Thành chia sẻ.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.