Lạng Sơn điều tiết nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc

Chưa đầy 4 tháng, tại cửa khẩu phụ Tân Thanh (Lạng Sơn), Việt Nam đã xuất gần 280.000 tấn thanh long sang Trung Quốc.

Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh từ 23/11 - 24/11, cho thấy lượng xe đang tồn tại cửa khẩu khá lớn.

Tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, có 188 xe xuất khẩu, nhập khẩu 626 xe. Tuy nhiên, lượng xe Việt Nam tồn tại Trung Quốc là 454 xe; xe Việt Nam chờ xuất khẩu là 190 xe.

Cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, trong hai ngày 23 và 24/11, xuất khẩu được 20 toa hàng, nhập khẩu 42 toa hàng.

Cửa khẩu chính Chi Ma, xuất khẩu 42 xe, nhập khẩu 48 xe. Lượng xe tồn tại cửa khẩu chờ xuất khẩu là 569 xe.

Còn tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, xuất khẩu được 272 xe, phần lớn là xe chở thanh long với 81 xe. Lũy kế từ 19/7 - 23/11/2021 lượng thanh long xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh là 13.874 lượt xe, tương đương 277.480 tấn. Những ngày gần đây, số lượng thanh long xuất khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt từ 1.300 -  gần 2.400 tấn/ngày.

Hiện cửa khẩu phụ Tân Thanh cũng đang tồn lượng xe rất lớn, trong đó xe Việt Nam tồn tại Trung Quốc là 523 xe; xe Việt Nam chờ xuất khẩu tại bãi Bảo Nguyên là 611 xe và tồn tại khu phi thuế quan là 720 xe.

1-5-123152_223.jpg

Xe chở mặt hàng nông sản được các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh tạo điều kiện xuất khẩu thuận lợi. Ảnh: HT

Theo Sở Công Thương Lạng Sơn, lượng hàng hóa nông sản từ các tỉnh, thành trong nước đưa lên cửa khẩu chính Chi Ma để xuất khẩu sang Trung Quốc tăng khá cao trong thời gian gần đây. Trung bình mỗi ngày có gần 200 lượt xe nhưng bình quân mỗi ngày chỉ xuất khẩu được khoảng 40 xe hàng sang Trung Quốc.

Sức chứa của toàn bộ 9 bến bãi tại khu vực cửa khẩu Chi Ma là 490-500 xe, trong khi lượng xe hàng tồn tại khu vực cửa khẩu bình quân từ 440 xe/ngày, cao điểm gần 500 xe/ngày. Với năng lực thông quan như hiện nay, dự kiến mỗi xe cần trên 10 ngày mới có thể giải phóng được hàng hóa.

Trong khi đó, lượng phương tiện vận tải hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được đưa lên cửa khẩu Chi Ma, điều này sẽ gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực cửa khẩu và gia tăng các chi phí cho doanh nghiệp.

Trước những khó khăn trong công tác xuất, nhập khẩu hàng hóa, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị sở công thương các tỉnh, thành phố khuyến cáo tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và qua cửa khẩu chính Chi Ma nói riêng chủ động điều tiết hàng hóa lên cửa khẩu một cách hợp lý, nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại về chi phí phát sinh hay việc hàng hóa bị hư hỏng do phải lưu tại kho bãi dài ngày.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn đang tiến hành các giải pháp, trong đó có trao đổi với lực lượng chức năng phía Trung Quốc tăng cường năng lực thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và cửa khẩu Chi Ma nói riêng.

"Tỉnh Lạng Sơn vẫn đang cố gắng vừa kiểm soát dịch, vừa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, ngoài chốt kiểm soát ở tỉnh thì Lạng Sơn duy trì chốt kiểm soát dịch ở 5 cửa khẩu là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam, mỗi cửa khẩu một chốt. Chốt đầu tỉnh chỉ kiểm soát giấy tờ, đến khu vực cửa khẩu, các trường hợp sau khi đo thân nhiệt có biểu hiện nghi nhiễm thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành test COVID để đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất nhập khẩu", ông Liễu Anh Minh - Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho hay.

Lý giải về việc có thêm một chốt kiểm dịch tại khu vực cửa khẩu, ông Minh cho biết: Hiện Trung Quốc vẫn coi Việt Nam là vùng có dịch. Chỉ cần để 1 ca nhiễm theo tài xế qua khu vực cửa khẩu sang nước bạn xuất hàng thì có thể Trung Quốc sẽ đóng lại hoạt động giao thương 2 nước tại khu vực cửa khẩu có ca nhiễm đó. Nếu Trung Quốc đóng cửa khẩu, hàng hóa, nông sản của Việt Nam không xuất sang được thiệt hại sẽ rất lớn

Ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục nâng cao dự báo tình hình, nắm bắt các chính sách, biện pháp áp dụng với hoạt động xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc. Đồng thời tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác với Trung Quốc, nhất là trao đổi, hội đàm để kịp thời đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo đà đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như sản xuất hàng hóa trong nước, nâng cao năng lực thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh, hạn chế ùn tắc hàng hóa qua các cửa khẩu.

 

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.