Loay hoay bảo quản trái nhãn xuất khẩu
Dù có tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng bảo quản thế nào để giữ được độ tươi, ngon của trái nhãn khi tới tay người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu lại là bài toán khó của doanh nghiệp
Chưa có phương thức bảo quản hữu hiệu
Ông Phạm Văn Hiển - Giám đốc, đại diện Công ty Xuất nhập khẩu LTP Import Export B.V, Hà Lan - cho hay: Doanh nghiệp đã nhập khẩu thử nhãn Sơn La sang EU, sử dụng phương thức đóng gói cắt rời quả, đóng thùng xốp và nhập khẩu theo đường hàng không. Tại thời điểm hàng xuống đến sân bay, cơ quan hải quan kiểm tra đạt chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày đưa về hệ thống phân phối, trái nhãn đã bị ướt vỏ và hỏng. Nguyên do, đối tác tại Việt Nam sơ chế, rửa trái nhãn nhưng không sấy khô trước khi đóng thùng, khiến sản phẩm bị ẩm ướt và nhanh hỏng.
Một vấn đề nữa, theo đại diện Công ty Xuất nhập khẩu LTP Import Export B.V, do thời gian bảo quản ngắn, nhập khẩu nhãn phải đi bằng đường hàng không, chi phí rất cao khiến nhãn Việt Nam khó cạnh tranh được với nhãn Thái Lan. “Để xuất khẩu nhãn sang EU, khâu thu hoạch, sơ chế, vận chuyển phải qua rất nhiều công đoạn. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng trong nước, đối tác hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ứng dụng cách bảo quản tốt hơn để có thể duy trì độ tươi ngon của sản phẩm ít nhất trong 2 tuần sau khi đưa lên hệ thống phân phối. Như vậy, nhãn Việt Nam mới có thể vận chuyển bằng đường biển, đạt số lượng lớn, giá thành rẻ, có thể cạnh tranh với nhãn Thái Lan”, ông Phạm Văn Hiển nói.
Doanh nghiệp loay hoay tìm phương pháp bảo quản hữu hiệu cho trái nhãn xuất khẩu
Cùng nỗi băn khoăn với ông Nguyễn Văn Hiển, đại diện Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc - cũng bày tỏ: Doanh nghiệp đang loay hoay với việc bảo quản hoa quả tươi, trong đó có trái nhãn tươi xuất khẩu. Xuất khẩu sau EU bằng đường biển, nếu thuận lợi phải mất 35 - 40 ngày, trường hợp tắc nghẽn phải mất nhiều thời gian hơn nữa nên rủi ro rất cao. Doanh nghiệp hiện vẫn phải vận chuyển bằng đường hàng không. “Doanh nghiệp đang thử nghiệm cấp đông 1 lô nhãn khối lượng 1 tấn xuất khẩu sang Hàn Quốc. Hy vọng, sẽ nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng, mở ra một phương thức bảo quản mới cho xuất khẩu nhãn”, đại diện Nafoods Tây Bắc chia sẻ.
Ngoài ra, là doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi, Nafood Tây Bắc cũng mong muốn có nguồn hàng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi cho phép theo tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu.
Hướng đến chế biến sâu
Tương tự như trái vải, trái nhãn của Việt Nam khá đa dạng về chủng loại và được người tiêu dùng nhiều quốc gia ưa chuộng. Nhãn Việt Nam đã được một số thị trường lớn và người tiêu dùng trên thế giới biết đến như Trung Quốc, Australia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, EU, Trung Đông... Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 28 triệu USD giá trị sản phẩm nhãn tươi, 2 triệu USD nhãn sấy khô, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất. “Vụ nhãn năm nay, dự kiến Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quả nhãn Việt Nam”, ông Nguyên nói.
Thời điểm hiện tại, nhãn đã bắt đầu vào vụ, sản lượng rất lớn. Riêng với Sơn La, sản lượng dự kiến năm 2021 đạt 112.000 tấn. Trong đó, có 2.246 ha được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp mã vùng trồng, sản lượng thu hoạch ước đạt gần 22.000 tấn để phục vụ xuất khẩu. Mặc dù đã được các hợp tác xã, hộ nông dân vùng trồng chủ động dải vụ bằng cách kéo dài thời gian thu hoạch nhưng áp lực tiêu thụ rất lớn.
Khẳng định Ôn Châu (Trung Quốc) là thị trường tiềm năng với trái cây tươi trong đó có trái nhãn của Việt Nam, tuy nhiên, ông Dư Tâm Thâm - Phó Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Ôn Châu - vẫn lưu ý: Ngoài chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất của Việt Nam chú trọng chế biến sâu sản phẩm, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, bảo quản, nhất là đối với sản phẩm nước trái cây đóng hộp, sấy khô…
Bà Hứa Tiểu Xuyên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại hoa quả Trung Quốc - Đông Nam Á khu vực Bằng Tường - cũng cho hay: Quả nhãn Việt Nam có cùi dày, ngọt, giá thành phù hợp nên khả năng cạnh tranh là rất lớn. Ngoài việc xuất khẩu quả nhãn tươi vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt cần không ngừng nghiên cứu phát triển các sản phẩm chế biến có công suất lớn, nhất là long nhãn và các sản phẩm đóng hộp.
Chế biến sâu trái cây tươi, trong đó có quả nhãn, vẫn là giải pháp hữu hiệu đảm bảo giá trị cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Làm được điều này cần chiến lược dài hạn và sự chung sức của cả doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu khoa học và người dân vùng trồng. Với niên vụ nhãn trước mắt, để có thể xuất khẩu sản phẩm, đại diện cho nhiều thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU - lưu ý: Doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho công nghệ bảo quản, giữ được chất lượng quả nhãn trong thời gian dài hơn; đảm bảo hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong ngưỡng cho phép. Riêng xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp cần 2 giấy chứng nhận, gồm: Giấy chứng nhận đảm bảo không có sinh vật ngoại lai gây hại và giấy chứng nhận về không có dư lượng theo tiêu chuẩn của EU.
“Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tính đều đặn về chất lượng sản phẩm khi cung ứng hàng vào EU. Trong quá trình thu hoạch nhãn, cũng cần lưu ý tính toán thời điểm thu hái hợp lý sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng rơi đúng điểm chín để có độ thơm, ngon, tốt nhất”, ông Trần Ngọc Quân nói.
Nguồn: Theo báo Công Thương
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận