Lúa sạch - tôm ngon, tầm nhìn ‘chuẩn’ ở vùng mặn

Đại dịch bùng phát, nhưng là thời điểm 98 nông hộ ở U Minh Thượng, Giang Thành, An Biên (Kiên Giang) nhận biết đầy đủ, chính xác về giá trị mô hình tôm - lúa.

sp2.png

Thu hoạch tôm từ mô hình tôm – lúa. Ảnh: HCP.

Sống khỏe ở vùng mặn
Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm xây dựng mô hình tôm - lúa đầu tiên từ năm 2018, ban đầu chỉ 24 hộ tham gia với khoảng 70ha ở U Minh Thượng.

Vùng nguyên liệu này được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ EU (Liên minh Châu Âu) và USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) vào năm 2021. Anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm, cho biết: “Hạn hán, mặn xâm nhập (2016) chưa từng có trong gần 100 năm qua khiến sinh kế nông dân trồng lúa ven biển xuống thấp, nhiều người “đi Bình Dương”, có vẻ như thời cơ” chín muồi” để tôi thuyết phục những nông dân từng làm 2 vụ lúa chuyển hẳn sang mô hình tôm - lúa. Thực ra, lúc đầu, dù chính quyền, công ty (bên mua) giải thích cách làm, hứa hỗ trợ giống, cử chuyên gia về tập huấn kỹ thuật… nông dân vẫn không tin”.

Hai năm nay, giá phân hóa học tăng cao, mô hình này không chịu áp lực tăng giá vật tư nên “thuyết khách” Huỳnh Chí Phương càng có lý khi nói về sự cần thiết phải thay đổi. Nhưng  mọi thứ vẫn chưa thật chắc chắn khi gạo được khen ngon, sạch nhưng giá bán chưa có nhiều khác biệt so với các mô hình canh tác lúa 2 - 3 vụ/năm. 

Hiện nay, cả lúa ST24, ST25 và giống lúa tím than hữu cơ đều bán được 8.000 đồng/kg trở lên trong khi các giống khác chỉ khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg. Công ty mua lúa cao hơn giá thị trường 1.500 đồng/kg, nhưng nếu chỉ dựa vào sự thay đổi nho nhỏ từ giá lúa sẽ khó kích hoạt mô hình.

Nhờ gắn bó với U Minh Thượng từ năm 2008, Phương đưa ra phương án nuôi trồng theo sự thay đổi tự nhiên. Khi mặn xâm nhập, từ tháng giêng đến tháng 8, bà con có thể dẫn nước mặn vào ruộng để nuôi tôm thẻ, tôm sú. Vào mùa mưa, nông dân trữ nước mưa rửa mặn, trồng lúa xen canh với nuôi tôm càng xanh. Dưỡng chất từ nuôi tôm là nguồn thức ăn tự nhiên cho lúa. Sau mỗi vụ tôm, chất mùn bã hữu cơ, vi sinh vật và thức ăn dư thừa của con tôm là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây lúa. Ngược lại, sau vụ lúa, đất được cải tạo, môi trường thuận lợi nên tôm nuôi mau lớn, ít gặp rủi ro và dịch bệnh.

Anh Phương khẳng định: “Không xài thuốc bảo vệ thực vật, không cần phân hóa học nên cơm gạo tím, gạo ST24, ST25 nhai có vị ngọt, thơm ngon, cứ nhai chậm và thưởng thức”.

Tính toán thực tế để thay đổi
Quá trình sản xuất lúa được thực hiện theo tiêu chuẩn hữu cơ có sự giám sát chặt chẽ của công ty Lúa Tôm , vừa tạo nguồn cung sản phẩm ngon, lành vừa giảm chi phí trung gian nên giá thành thấp hơn 30 - 40% so với giá thị trường mà thu nhập của nông dân lại tăng lên. Giá gạo ổn định, người sản xuất và khách hàng cùng hưởng lợi.

Năng suất tôm từ 150 - 200 kg/ha tùy mật độ con giống thả nuôi; lúa hữu cơ khoảng 4,5 tấn/ha; lợi nhuận từ tôm 60 - 65 triệu đồng/ha/năm; lợi nhuận lúa khoảng 35 - 40 triệu đồng/ha. Tổng cộng trên 100 triệu đồng/ha/ năm. Hiện nay, chính quyền địa phương hỗ trợ thành điểm đến an lành, gợi mở làm điểm nhấn thu hút tour du lịch sinh thái bền vững, tạo thêm nguồn thu nhập cho những lao động nhàn rỗi.

sp1.png

Anh Huỳnh Chí Phương (bên trái) kiên trì giới thiệu sản phẩm hữu cơ từ mô hình tôm - lúa trong lớp trẻ. Ảnh: HL.

Giống là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chuẩn hóa mô hình. Giống ST24, ST25 có ưu điểm nổi bật: Chịu mặn, năng suất cao, thích hợp vùng ven biển; kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày. Hạt gạo dẻo, mềm, ngon cơm; gạo tím than có hương vị đặc trưng mà các vùng canh tác thông thường không có được. Hàm lượng đạm, canxi, các vitamin nhóm B, vitamin E, chất Anthocyanin, khi ủ giàu chất Gaba… rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện nay, vùng tôm - lúa do Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm xây dựng  đã tăng lên hơn 540ha với 98 hộ nông dân liên kết ở Giang Thành, An Biên và U Minh Thượng. “Nông sản vùng mặn thường cho chất lượng rất ngon nhờ có đủ khoáng vi lượng, nhưng để nhân rộng mô hình này, chính quyền địa phương phải quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, vùng đệm sản xuất an toàn, phải khắc phục tình trạng lốm đốm da beo, thì vùng nguyên liệu tôm - lúa hữu cơ mới có thể “nở nồi”, việc chuẩn hóa mới thuận lợi”, anh Huỳnh Chí Phương nói.

 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.