Lúa thơm – tôm sạch, vui Tết bên nồi cơm gạo mới

Từ khi gạo ST25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019, cây lúa thơm đã thật sự bén duyên cùng đồng đất miền ven biển phía Nam. Chính những giống lúa thơm được gieo trồng trên đất nuôi tôm đã cho ra đời mô hình Lúa thơm – tôm sạch.

ong-cua.jpg

Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, người đưa lúa thơm xuống ao tôm để trở thành mô hình Lúa thơm - tôm sạch. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm mới với nồi cơm gạo mới

Mô hình lúa trên đất nuôi tôm xuất hiện khá lâu tại các tỉnh ven biển ĐBSCL, nhưng mãi cho đến năm 2019, khi gạo ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới người ta mới biết đến lâu nay trên những cánh đồng tôm cây lúa vẫn sống được. Thậm chí cho ra hạt gạo ngon đẳng cấp quốc tế.

gao-ong-cua.jpg

Gạo ST25 "chính chủ" năm nay có thêm dòng chữ: Gạo Ông Cua do doanh nghiệp Hồ Quang Trí sản xuất. Ảnh: Nhật Hồ

Năm Nhâm Dần này, gạo ST25 không còn sốt như những năm trước đây. Bởi, nó đã quá quen trên bàn ăn của gia đình Việt.

Một lý do khác là chính ông Hồ Quang Cua - cha đẻ giống ST25 đã chuyển giao giống cho những cánh đồng lúa tôm các tỉnh ven biển miền Tây. Vì thế gạo ST25 không còn khan hiếm nữa. Dĩ nhiên chất lượng cơm từ giống lúa ST25 tùy theo loại khác nhau, nhưng nó vẫn giữ được chất thơm, ngon hơn các giống lúa thông thường gieo cấy trên đất lúa tôm trước đây.

Ông Hồ Quang Cua chia sẻ: “Từ hạt lúa ST25 đến hạt gạo ST25 là một quá trình phơi, sấy, chà ra hạt gạo cần tuân thủ nhiều kỹ thuật khác nhau. Gạo ngon đã đành, nhưng để có nồi cơm ngon đòi hỏi nghệ thuật của người nấu nữa”.

Có lẽ vì thế mà năm nay, ông Hồ Quang Cua “đóng dấu” trên bao bì gạo ST25 của mình sản xuất thêm dòng chữ “Gạo ông Cua”, chắc là để phân biệt gạo ST25 "chính chủ" với gạo ST25 bán đầy trên thị trường Tết.

Lúa đã thơm, tôm phải sạch

Là người rất tâm huyết với cây lúa, con tôm, ông Dương Thành Trung, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, chia sẻ: “Nếu nông dân trồng ra hạt lúa cho nhiều, nuôi được con tôm thật nhiều mà bán với giá thấp thì xem như không thành công”.

Tạm an tâm với cây lúa, chính ông là người kêu gọi các doanh nghiệp chế biến xuất  khẩu thủy sản xây dựng vùng nguyên liệu tôm sạch.

Bà Hồ Thị Kiểng, Giám đốc Công ty Chế biến Thủy sản Thiên Phú, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Vùng tôm nguyên liệu đã sạch rồi thì giá tôm sẽ rất cao. Chính vì vậy chúng tôi liên kết với người nuôi để thực hiện mở rộng vùng nuôi tôm sạch nhằm nâng cao giá trị con tôm cho người nuôi”.

ong-thang-1.jpg

Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu bên mô hình lúa thơm - tôm sạch. Ảnh: Nhật Hồ

Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu Đỗ Minh Thắng, cho biết: “Năm nay lúa thơm ST24, ST25 được các hợp tác xã mua với giá trên 8.500 đồng/kg, năng suất rất cao khiến nông dân phấn khởi. Con tôm dưới chân ruộng vụ gần Tết giá cũng hợp lý. Chúng tôi hướng đến xây dựng toàn bộ diện tích lúa tôm của thị xã trở thành mô hình lúa thơm – tôm sạch”.

Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng mô hình cánh đồng lớn trên cây lúa, thực hiện ký liên kết bao tiêu sản phẩm với một số doanh nghiệp, hợp tác xã; mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm, tôm càng xanh - lúa; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến sử dụng chế phẩm sinh học...

Mô hình lúa thơm – tôm sạch đang dần mở rộng tại các tỉnh ven biển miền Tây. Hướng đi này mở ra cơ hội để người dân nâng cao lợi nhuận trên chính cánh đồng của mình.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.