Một doanh nghiệp bao tiêu 2 triệu tấn lúa ở An Giang
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tin tưởng những mô hình liên kết đảm bảo lợi nhuận cho nông dân mà Tập đoàn Lộc Trời đang thực hiện sẽ tác động mạnh mẽ và làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân.
Ngày 10-3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tổ chức lễ ký kết tổ chức sản xuất và trao tặng máy nông nghiệp, định hướng phát triển bền vững.
Toàn cảnh 123 máy nông nghiệp được tặng cho các hợp tác xã
Tại buổi lễ, Tập đoàn Lộc Trời ký kết tổ chức sản xuất và bao tiêu 2 triệu tấn lúa với Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn, tỉnh An Giang để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết đầu ra cho cây lúa, giảm thiểu việc "được mùa mất giá" cho bà con nông dân.
Cũng tại sự kiện, Tập đoàn Lộc Trời còn trao tặng 123 máy nông nghiệp trị giá hơn 100 tỉ đồng cho các hợp tác xã để bắt đầu triển khai cơ giới hóa đồng bộ quy mô lớn từ năm 2022. Số máy nông nghiệp này là phần đóng góp từ lợi nhuận của các đối tác có cùng định hướng phát triển bền vững với tập đoàn, đồng lòng và hiệp lực đẩy mạnh việc cơ giới hóa đồng bộ các hoạt động canh tác mùa vụ trên quy mô lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại lợi ích lâu dài cho bà con nông dân.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu chỉ đạo
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tâp đoàn Lộc Trời, nói rằng: "Tôi cảm ơn các đối tác đã tin tưởng, ủng hộ, đồng hành cùng chúng tôi trong việc thực hiện cam kết "Cùng nông dân phát triển bền vững" và lần này là cùng chúng tôi triển khai quá trình cơ giới hóa đồng bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất để giúp bà con nông dân đỡ cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà năng suất không cao, đời sống chật vật, khó khăn. Qua đó chúng tôi tin tưởng bằng việc trồng lúa, bà con nông dân vẫn có được cuộc sống sung túc ngay trên mảnh đất quê hương mình".
Đại diện các hợp tác xã nhận chìa khoá tượng trưng của 123 máy nông nghiệp
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tin tưởng những mô hình liên kết đảm bảo lợi nhuận cho nông dân mà Lộc Trời đang thực hiện sẽ tác động mạnh mẽ và làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân.
"An Giang sẽ tích cực hỗ trợ những dự án phát triển nông nghiệp bền vững mà Tập đoàn Lộc Trời đang triển khai tại An Giang. Đây là mô hình tổ chức sản xuất lớn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế của người dân An Giang"- ông Bình nhấn mạnh.
Nguồn: Theo nld.com.vn
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận