Nam Định: Vì sao thủy sản đánh bắt được khó truy xuất nguồn gốc, chủ yếu xuất khẩu đường tiểu ngạch?

Hiện nay, các sản phẩm thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch nên nhiều chủ tàu chưa có nhu cầu làm thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản…

Chính việc này đã gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.

Nhiều tồn tại chưa được xử lý
Mới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban chỉ đạo quốc gia IUU- PV), Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã chỉ rõ những tồn tại ở các địa phương trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ thẻ vàng IUU.

Đó là, chưa ngăn chặn, chấm dứt được tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa -Vũng Tàu, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang chưa có chuyển biến.

Nhiều tỉnh tàu cá chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (thiết bị VMS- PV), có tỉnh tỷ lệ lắp đặt thiết bị VMS còn rất thấp như Thanh Hóa (46,90%), Quảng Trị (60,55%), Trà Vinh (65,53%), Quảng Ninh (65,50), Hà Tĩnh (65,69%).

anh-1-163298226259785611609.jpg

Hiện các sản phẩm thủy sản khai thác của tỉnh xuất khẩu tiểu ngạch nên nhiều chủ tàu chưa có nhu cầu làm thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản dẫn đến việc truy xuất nguồn gốc thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản qua cảng nhiều địa phương tổ chức thực hiện chưa đảm bảo độ tin cậy, còn mang tính chất đối phó như tại các tỉnh: Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh…; trong đó có tỉnh Nam Định.

Lý do nào khiến tỉnh Nam Định còn khó truy xuất nguồn gốc thủy sản?
Ông Nguyễn Thành Chung- Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Nam Định cho hay, đơn vị thường xuyên thực hiện công tác kiểm soát đối với tất cả các tàu cá rời, cập cảng cá Ninh Cơ, giám sát sản lượng và thu sổ nhật ký khai thác báo cáo khai thác theo quy định và bố trí lực lượng thực hiện công tác xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi chủ tàu có nhu cầu.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2021 đã kiểm soát được 1.566 lượt tàu cập cảng; 48 lượt tàu rời cảng, sản lượng giám sát 6.982,5 tấn; thu 141 sổ nhật ký khai thác.

Tuy nhiên, theo ông Chung, vẫn còn 1 số tồn tại, hạn chế như chủ tàu, thuyền trưởng chưa chấp hành việc thông báo trước 1 giờ khi tàu rời, cập cảng. Việc ghi, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác chưa đầy đủ, chính xác.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định có nhiều bến cá tự phát ở khắp các huyện ven biển nên không thể kiểm soát hết được tàu xuất, nhập bến.

Bên cạnh đó, chưa có tổ chức, cá nhân nào xin xác nhận và chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác.

anh-2-1632982330253432474291.jpg

Nhiều chủ tàu, thuyền trưởng chưa chấp hành việc thông báo trước 1 giờ khi tàu rời, cập cảng... khiến việc kiểm soát tàu xuất, nhập bến gặp nhiều khó khăn.
 
Theo Sở NNPTNT Nam Định, nguyên nhân chủ yếu do việc nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác cho tổ chức quản lý cảng cá theo quy định mỗi chuyến biển một lần trước thời điểm bốc dỡ hàng thủy sản gặp nhiều khó khăn.

Trong khi tàu cá neo đậu ở rất nhiều bến cá ven biển, thì Nam Định mới có 2 tổ chức quản lý cảng cá ở huyện Hải Hậu. 

Công tác quản lý còn nhiều bất cập, hiện các đơn vị chưa yêu cầu được tất cả tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên của huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng về Cảng cá Ninh Cơ (thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu) bốc dỡ hàng thủy sản.

Cơ sở hạ tầng cảng cá đã được đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu neo đậu, ra vào của tàu cá có công suất lớn, đặc biệt là tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Các sản phẩm thủy sản khai thác của tỉnh xuất khẩu tiểu ngạch nên nhiều chủ tàu chưa có nhu cầu làm thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản.

Với quyết tâm cùng cả nước nhanh chóng tháo gỡ "thẻ vàng" và xử lý dứt điểm những bất cập trên, Sở NNPTNT Nam Định yêu cầu các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng, khu neo đậu tàu thuyền và tuần tra kiểm tra, kiểm soát trên biển phát hiện các trường hợp vi phạm khai thác IUU.

Thực hiện thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng; thực hiện xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Rà soát lại quy trình giám sát sản lượng tại Cảng cá Ninh Cơ. Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng phải thực hiện thông báo trước 1 giờ khi rời, cập cảng. Xử lý nghiêm các trường hợp không ghi, ghi không đúng, ghi không đầy đủ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác.

Đảm bảo các điều kiện về tổ chức, con người, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Văn phòng Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát tại cảng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ lưu trữ đảm bảo truy xuất nhanh các tài liệu, hồ sơ về công tác chứng nhận, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (như nhật ký khai thác, báo cáo khai thác...); hồ sơ liên quan đến tàu cá: đăng ký đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản; hồ sơ về tàu cá vi phạm khai thác IUU bị xử lý; hồ sơ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; hồ sơ kiểm soát tàu cá ra vào cảng.

Bên cạnh đó, Sở NNPTNT Nam Định cũng yêu cầu các cảng cá phải đảm bảo duy trì vệ sinh sạch sẽ, nước rửa sản phẩm khai thác phải là nước sạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sản phẩm khai thác lên bến và hàng hóa tập kết xuống tàu phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ; đảm bảo tàu cá cập cảng phải là tàu được đăng ký, cấp phép và được ghi chép trong sổ nhật ký tàu thuyền cập cảng.

Cảng cá Ninh Cơ cần có phương án đảm bảo hồ sơ giám sát sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản và tạo điều kiện cho các cảng cá, bến cá khác phối hợp thực hiện việc truy xuất nguồn gốc phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ban quản lý Cảng cá Nam Định, các Trạm Thủy sản vùng thuộc Chi cục Thủy sản phối hợp với các đồn, trạm Kiểm soát Biên phòng tổ chức hướng dẫn mẫu, thu sổ nhật ký khai thác thủy sản tại các bến cá.

Chi cục Thủy sản phối hợp với Phòng Tham mưu- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định nghiên cứu tham mưu biên bản xuất, nhập bến cá để các trạm Kiểm soát Biên phòng lập cùng với việc kiểm tra xuất nhập bến cá hàng ngày tại các địa bàn chưa có cảng cá.

 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.