Ngành điều Bình Phước hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD
Bình Phước được xem là “thủ phủ điều” của Việt Nam với diện tích và sản lượng điều lớn nhất cả nước. Nơi đây còn được xem là trung tâm chế biến điều số 1 của thế giới. Bình Phước cũng là địa phương duy nhất trong nước được công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chế biến hạt điều tại Công ty TNHH Vinahe (thị xã Phước Long, Bình Phước).
Giới kinh doanh điều thường ví von: “Nói tới hạt điều thì hãy nghĩ đến Việt Nam. Nói đến Việt Nam thì hãy nghĩ ngay đến Bình Phước!”.
Từ cây xóa đói giảm nghèo
Bình Phước (được tách ra từ tỉnh Sông Bé năm 1997) thuộc vùng Đông Nam Bộ, là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên và có đường biên giới của Việt Nam với nước bạn Campuchia. 25 năm trước, thu nhập bình quân đầu người của Bình Phước chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/ năm. Nhưng sau đó, từ điều kiện đất rộng, người thưa, tỉnh Bình Phước đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển cây điều phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu. Chỉ trong thời gian ngắn, cây điều đã phủ khắp tỉnh. Đến đầu những năm 2000, cây điều bắt đầu đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Từ đó, điều được người dân Bình Phước gọi là cây “xóa đói giảm nghèo”. Năm 2010, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ hội “Quả điều vàng” nhằm tôn vinh cây điều, ngành điều, các nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều và người trồng điều.
Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, lúc cao điểm, tỉnh có hơn 200.000 ha điều, hiện còn 141.595 ha, sản lượng hạt điều thô hơn 200.000 tấn/năm. Cây điều đang là cây trồng chủ lực tại các huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Bù Đốp... Điều Bình Phước có nhiều giống khác nhau nhưng chất lượng hạt điều tại đây được coi là số 1 thế giới. Chất lượng hạt điều được kết tinh bởi các yếu tố: Giống, phương thức chăm sóc, đặc biệt là thổ nhưỡng, khí hậu. Cây điều ở Bình Phước được trồng trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ, mỗi năm có hai mùa nắng, mưa rõ rệt. Hầu hết vùng nguyên liệu điều ở Bình Phước được trồng tự nhiên, cây tự hút chất dinh dưỡng trong đất để phát triển; hằng năm, người trồng điều chỉ bón thêm một lượng phân hữu cơ nhất định. Gần 100% diện tích điều không sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình cây làm hạt.
Không chỉ biết tận dụng những thế mạnh nổi trội đó, Bình Phước còn có nhiều giải pháp để nâng cao giá trị của hạt điều nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng điều. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, trong chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Phước thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020- 2025, đã chú trọng việc trồng, chăm sóc và chế biến các sản phẩm nông nghiệp; ưu tiên phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và chuỗi giá trị, hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao theo hướng cụm, ngành, sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn an toàn. Trong đó, tập trung vào ba nhiệm vụ quan trọng là tạo vùng nguyên liệu, chế biến và liên kết chuỗi; ba sản phẩm chủ yếu là hạt điều, các sản phẩm từ gỗ và chăn nuôi.
Bình Phước cũng đã quy hoạch phát triển ngành điều của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu ổn định diện tích cây điều theo hướng thâm canh, xen canh; gắn sản xuất với công nghiệp chế biến hạt điều; ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm ngành điều, chủ động kiểm soát chất lượng, khắc phục tình trạng gian lận thương mại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển ngành điều bền vững trên cơ sở phát huy đầy đủ hiệu quả mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất-thu mua-chế biến và tiêu thụ. Phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ điều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất là các thị trường xuất khẩu.
... đến xuất khẩu tiền tỷ USD
Hiện, toàn tỉnh Bình Phước có 280 doanh nghiệp và hơn 400 cơ sở kinh doanh, chế biến hạt điều, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Bình Phước cũng đã thành lập hơn 40 tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất điều với hơn 500 hội viên. Để ngành điều đem về giá trị kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD/năm, Bình Phước đang xây dựng thương hiệu riêng, trong đó tập trung nâng cao giá trị gia tăng của các chuỗi sản phẩm thông qua chế biến sâu, sản xuất hàng hóa và xây dựng các cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp và người trồng điều thắt chặt quan hệ bền vững hơn.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, Đặng Hà Giang cho biết, hạt điều Bình Phước đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đây là công cụ hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu hạt điều cũng như phát triển bền vững cây điều Bình Phước. Đồng thời, giúp doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều Bình Phước gia tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp chế biến điều ở Bình Phước đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu điều chất lượng cao, đặc biệt là điều hữu cơ. “Ngành chế biến điều đi lên được là nhờ người nông dân. Đã đến lúc cần liên kết với người trồng điều xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Làm được điều này, một phần giúp người nông dân có thu nhập cao, ổn định diện tích trồng điều, mặt khác doanh nghiệp cũng có nguồn nguyên liệu chất lượng cao và ổn định lâu dài”, ông Vũ Thái Sơn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Long Sơn (huyện Đồng Phú, Bình Phước) chia sẻ. iám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) Trần Thị Yên cho biết: “Các xã viên ký kết với doanh nghiệp chế biến hạt điều được hưởng lợi rất nhiều. Lúc giáp hạt cần kinh phí để mua phân bón cho vườn điều thì doanh nghiệp cho vay, không tính lãi. Trồng điều theo hướng sinh học cây có tuổi thọ cao, năng suất ổn định, lại được doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm cao hơn giá thịtrường”.
Với khát vọng đưa hạt điều được chế biến sâu ra thị trường thế giới, anh Nguyễn Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe (thị xã Phước Long, Bình Phước) đã nỗ lực xây dựng thương hiệu của riêng mình với các dòng sản phẩm: Hạt điều chanh muối, hạt điều Yum Thái, hạt điều phô-mai, bánh hạt điều Cashewpie... Anh Đạt cũng xây dựng, hình thành tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong chế biến với phương châm: “Vì sức khỏe người tiêu dùng”. Anh chia sẻ: “Yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu điều Vinahe chính là mọi dòng sản phẩm đều được chế biến từ điều nguyên liệu của Bình Phước. Hằng năm, công ty chúng tôi đều tổ chức ký hợp đồng mua nguyên liệu vớingười trồng điều”.
Nhiều doanh nghiệp ở Bình Phước đã đầu tư hàng chục tỷ đồng trang bị dây chuyền chế biến điều chuyên sâu, giảm công lao động, chủ động xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch... Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, là một trong những người tham gia nhập khẩu điều thô từ châu Phi về nước và xuất khẩu điều ra thế giới nhiều năm nay. Đến nay, Công ty cổ phần Long Sơn do ông Vũ Thái Sơn làm Tổng Giám đốc có quy mô lớn nhất tại Bình Phước. Ông Sơn nhận định: “Bình Phước là thủ phủ sản xuất điều của thế giới và có vai trò quan trọng trong ngành điều thế giới. Năng suất cây điều của Bình Phước ngày càng cao, hương vị được đánh giá hàng đầu thế giới, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau nên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp điều chưa cao. Điều thô nhập khẩu về giá cao vì các doanh nghiệp cạnh tranh nhau mua; điều nhân sản xuất trong nước cũng cạnh tranh nhau cho nên giá bán thấp. Các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí làm cho chất lượng hạt điều giảm, ảnh hưởng đến thương hiệu hạt điều Bình Phước”.
Trước thực trạng trên, Hội Điều Bình Phước đang xây dựng dữ liệu thông tin và dự báo thị trường điều để cung cấp cho người trồng điều và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Mặt khác, đẩy mạnh liên doanh, liên kết các doanh nghiệp chế biến, cung ứng điều để tương hỗ phát triển và phát huy hiệu quả mối liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, chế biến với nhà nông và kênh thu mua, tiêu thụ. Để làm được điều này, những người trồng điều, nhà chế biến hạt điều cần đoàn kết trong mọi công đoạn; phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư phát triển bền vững ngành điều...
Nguồn: Theo báo Nhân dân
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận