Ngành nông nghiệp không lùi bước trước mọi gian khó

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2021, và đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm các tháng cuối năm.

watermark_bata0946-1445_20211005_687-181116.jpeg

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2021 của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Bảo Thắng.

Sẵn sàng lên rừng, xuống biển
"Ngành nông nghiệp đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm ở những lần tổ chức sản xuất mỗi dịp lũ chồng lũ, bão chồng bão, tôi có thể tin tưởng nói rằng, bất cứ cán bộ nông nghiệp nào cũng sẵn sàng lên rừng, xuống biển, ra đồng, thậm chí vào chuồng lợn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ quý III/2021 của Bộ NN-PTNT ngày 5/10.

Tinh thần "lên rừng, xuống biển" của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến được chi tiết hóa trong báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch 9 tháng đầu năm 2021 của Bộ NN-PTNT. Nhóm ngành nông lâm thủy sản giữ được nhịp tăng trưởng, khẳng định vai trò là trụ đỡ của kinh tế - xã hội cả nước.

Theo Tổng cục Thống kê, giá trị gia tăng trong quý III/2021 tăng 1,04% so với quý III/2020. Trong đó, các ngành trồng trọt, chăn nuôi tăng 2,83%, lâm nghiệp tăng 2,15%, thủy sản giảm 4,89%.

Lũy kế 9 tháng, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của toàn ngành đạt 2,74%, trong đó nông nghiệp tăng 3,32%, lâm nghiệp tăng 3,3%, thủy sản tăng 0,66%, đồng thời đóng góp 23,52% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

Nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp đạt và vượt kế hoạch đề ra. Một số kết quả ấn tượng phải kể đến, như: thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 1.402,7 nghìn tấn, tăng 4,3%; sản lượng sữa bò tươi ước đạt 856,6 nghìn tấn, tăng 11,0%;  trứng ước đạt 12,8 tỷ quả, tăng 4,3%; diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 175 nghìn ha, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng gỗ khai thác đạt 12.589,2 nghìn m3, tăng 4,3%.

Tín hiệu lạc quan còn đến từ xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%; thủy sản đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 2,4%; chăn nuôi ước đạt 345 triệu USD, tăng 17,5%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 31,6%.

Trong quý III/2021, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều này ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh, trong đó có nông nghiệp.

Để giải quyết, Bộ NN-PTNT đã thành lập hai Tổ công tác đặc biệt: Tổ 970 do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Tổ trưởng, Tổ 3430 do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm Tổ trưởng. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời, miền Nam ổn định được nguồn cung lương thực, thực phẩm, miền Bắc duy trì được lưu thông hàng hóa, đảm bảo cho chu kỳ sản xuất mới, và sẵn sàng chi viện cho các tỉnh, thành phố giãn cách. 

Ngoài việc phát triển sản xuất, ngành nông nghiệp còn chủ trương xây dựng các mô hình tiên tiến, hiện đại theo kịp xu hướng thế giới như nông nghiệp trách nhiệm, nông nghiệp tuần hoàn, đồng thời đẩy nhanh hơn nữa quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện nay, cả nước có 5.343/8.233 xã (64,9%) đạt chuẩn NTM; 335 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 32 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 197/664 đơn vị cấp huyện thuộc 52 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành NTM; 12 tỉnh đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM; 4 tỉnh được Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

1729-a-1517_20211005_299-181118.jpeg

Mô hình nuôi gà công nghiệp tại một doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Cẩn trọng sau giãn cách
Để đạt những mục tiêu Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, ngành nông nghiệp cần chủ động nhận diện, tăng cường công tác dự báo thị trường, và ứng biến kịp thời với những khó khăn phát sinh.

Đây là điều từng có tiền lệ vào hôm 16/9, khi chính quyền huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với thanh long qua khu vực cầu phao tạm Đông Hưng 7 ngày, từ 15-21/9, do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì và thùng các-tông đựng thanh long Việt Nam.

Ngoài Việt Nam, 5 nước khác cũng nhận cảnh báo từ Trung Quốc và được yêu cầu giải trình. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã phản ứng kịp thời và phản biện, rằng lô thanh long xuất Trung Quốc từ Tiền Giang - nơi không có ca F0 nào.

"Không có lý do gì lô hàng này nhiễm SARS-CoV-2. Trong quá trình vận chuyển, hai lần qua cảng Trung Quốc, Tổng cục Hải quan nước này cũng thừa nhận không phát hiện virus. Thêm vào đó, Tổ chức Thú y thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc cũng khẳng định, chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh nhiễm SARS-CoV-2 từ thực vật, nông sản sang người. Chúng ta cần nhận thức rõ vấn đề, tránh dính vào việc thanh, kiểm tra, rà soát không đáng có", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Bài học từ quả thanh long là một trong số nhiều vấn đề Bộ NN-PTNT cần lưu ý trong quá trình phục hồi sản xuất sau dịch bệnh. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin, rằng sức tiêu thụ lương thực, thực phẩm vài tuần qua có chiều hướng giảm.

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp hiện gặp những khó khăn chính là: vốn; lưu thông hàng hóa; đảm bảo "3 tại chỗ"; thiếu hụt lao động do người dân bỏ về quê; và tiến độ tiêm vacxin.

Với riêng ngành thủy sản, hiện 26 cảng cá có F0, khiến việc mở biển gặp thêm trở ngại. Trong số hơn 5.700 doanh nghiệp nông nghiệp, hơn 2.100 là doanh nghiệp chế biến, nhưng chỉ khoảng 30% số này còn hoạt động, chủ yếu là cầm chừng.

Nút thắt, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chủ yếu nằm ở phía địa phương. Do doanh nghiệp nông nghiệp có địa bàn hoạt động rộng, phải di chuyển nhiều nơi để liên kết giữa vùng nguyên liệu với khu chế biến, nhưng mỗi tỉnh, thành phố lại đang xử lý một kiểu trong phòng, chống dịch Covid-19.

Lấy ví dụ về việc hỗ trợ tiêu thụ, xúc tiến thương mại và quảng bá hình ảnh vải thiều Bắc Giang, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị của Bộ NN-PTNT, các địa phương thực hiện "bài bản" các quy trình sản xuất, tiến tới "hội nhập xuất khẩu" trong những năm kế tiếp. 

"Dư địa xuất khẩu của nông lâm thủy sản rất lớn. Vấn đề là chất lượng hàng hóa của chúng ta có đáp ứng được yêu cầu, vượt qua những hàng rào kỹ thuật hay không", ông nói. 

Trong những tháng cuối năm 2021, ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Nghị quyết 105 và Chỉ thị 26 của Chính phủ. Bên cạnh đó, ngành đặt nhiều mục tiêu tham vọng cho năm 2022. Cụ thể: (1) Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 2,8 - 3%/năm; (2) Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 45,5 tỷ USD; (3) Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 73%; (4) Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức 42%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

"Chúng ta phải chuyển nhanh, chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương. Ngành nông nghiệp cam kết đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các nước EU theo Hiệp định EVFTA, và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính sách thị trường xuất khẩu", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay. 

ca-ngu-1344_20210907_621-171037.jpeg

Việt Nam gỡ bằng được thẻ vàng IUU trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2023. Ảnh: LHV.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, vào ngày 27/10, lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Tổng cục sẽ họp trực tuyến với phía EC để trao đổi về những nỗ lực, cố gắng gỡ thẻ vàng của Việt Nam những năm qua. 

Thực hiện chỉ đạo từ Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ Trung ương đến địa phương đều vào cuộc quyết liệt trong nhiệm vụ gỡ thẻ vàng.

"Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ không bị thẻ đỏ. Song song với cố gắng duy trì "thẻ vàng" năm nay, ngành thủy sản sẽ chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài", ông Hùng nói. 

Theo ông Hùng, chủ trương của Chính phủ, là giao cho cấp cơ sở (xã, huyện) kiểm tra, giám sát việc đánh bắt hải sản trái phép, không khai báo. Trên tinh thần ấy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã trực tiếp đến Thanh Hóa, kiểm tra IUU trong tháng 9/2021. Hai tuần sau buổi làm việc của lãnh đạo ngành nông nghiệp, toàn bộ tàu thuyền đánh bắt cá tại đây đã lắp định vị vệ tinh. 

"Tổng cục Thủy sản đang xây dựng đề án 2025, tầm nhìn 2030, với mục tiêu xuyên suốt là gỡ bằng được thẻ vàng IUU trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2023", ông Hùng cam kết.

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay