Nhiều doanh nghiệp khôi phục sản xuất được ngay, vì sao?
Ngay từ khi dịch Covid-19 mới bùng phát, một số doanh nghiệp có nhiều giải pháp hay giữ chân người lao động và đã khôi phục sản xuất, kinh doanh ngay khi nới giãn cách…
Chấp nhận không lãi để giữ chân lao động
Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao An Thái (Unifarm) đã "giữ chân" 1.000 nhân sự như chưa hề có dịch Covid-19 ra sao?
Ông Phạm Quốc Liêm cho biết, là một Công ty chuyên về trồng trọt với tài sản là hàng trăm ha cây trồng, nếu ngưng hoạt động thì không chỉ mất đi số sản phẩm đang và sắp thu hoạch, mà số tài sản (cây trồng) này cũng sẽ bị hư hại toàn bộ, sau này nếu muốn hoạt động lại thì lại phải đầu tư mới toàn bộ - một việc gần như bất khả thi.
Ông Phạm Quốc Liêm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao An Thái (Unifarm). Ảnh: H.Thủy.
Do vậy, công ty xác định là phải tiếp tục sản xuất. Muốn tiếp tục sản xuất thì phải giữ chân người lao động. Mặc dù rất nhiều khó khăn về vận chuyển, về đầu ra sản phẩm, về giá nguyên liệu đầu vào tăng… nhưng công ty chấp nhận không có lãi, hoặc có thể lỗ để duy trì sản xuất.
Ngày từ khi dịch bắt đầu bùng phát, nhiều địa phương đã thực hiện giãn cách, thì An Thái đã thực hiện ngay việc sản xuất “3 tại chỗ”.
Công nhân tình nguyện tham gia “3 tại chỗ”, ngoài việc hưởng lương như bình thường ra, còn thêm các khoản phụ cấp khác, thu nhập cao hơn bình thường. Những người làm việc tại nhà vẫn hưởng lương. Riêng những người không thể tham gia sản xuất, công ty vẫn trả 50% lương. Suốt mấy tháng qua, Công ty vẫn chăm lo đời sống công nhân đầy đủ, nên hầu như không ai nghỉ việc.
Lao động gắn bó với Công ty giúp An Thái sớm khôi phục hoạt động sản xuất. Ảnh: H.Thủy.
Song song đó, ngay khi có cơ hội, chúng tôi tiến hành tiêm vacxin ngừa Covid-19 ngay cho người lao động. Đến nay, 100% nhân sự công ty đã được tiêm đủ 2 mũi vacxin. Là một trong số những doanh nghiệp có số nhân sự khá lớn (1.000 người), nhưng An Thái không có ca nhiễm Covid-19 nào. An Thái cũng là doanh nghiệp đầu tiên ở Bình Dương được chứng nhận 3 xanh (nơi sản xuất xanh, nơi ở xanh và người lao động xanh).
"Vừa rồi chúng tôi cũng thiếu lao động ở một farm mới tại huyện Dầu Tiếng, nhưng đến giờ vấn đề nhân sự cho farm mới đã được giải quyết. Farm mới này có diện tích 200ha, và cần khoảng từ 400 - 500 lao động. Bình thường, nếu không có dịch thì tôi sẽ tuyển lao động từ các tỉnh miền Tây, miền Đông. Nhưng do dịch nên đâu có tuyển được. Tôi giải quyết bằng cách liên hệ với những doanh nghiệp gặp khó khăn, giảm nhân sự để tuyển số lao động này về. Ngoài ra, nhiều lao động nghỉ việc tại các doanh nghiệp đóng cửa cũng tìm đến với chúng tôi nên giờ đã giải quyết xong”, ông Liêm nói.
Lao động được tiêm vacxin đầy đủ giúp họ yên tâm trở lại công việc. Ảnh: H.Thủy.
Tính toán chỗ ăn, chỗ ở cho nhân viên
Tương tự, bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân, cho biết Ba Huân không thiếu hụt lao động nhờ chăm lo tốt đời sống công nhân và lên kế hoạch “3 tại chỗ” từ sớm.
Theo bà Huân, Công ty Ba Huân là doanh nghiệp cung ứng lượng lớn hàng hóa ra thị trường mỗi ngày và tham gia chương trình bình ổn thị trường của TP.HCM.
Vì thế, ngay từ khi có thông tin về áp dụng mô hình “3 tại chỗ”, Ba Huân đã xây dựng phương án phòng dịch cùng việc chủ động tổ chức khu cách ly trong cơ sở sản xuất để vừa bảo vệ người lao động, vừa đáp ứng chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gãy.
Bà Phạm Thị Huân tại nhà máy. Ảnh: Tư liệu BH.
"Nhà máy và trang trại trứng Ba Huân đều nằm ở các tỉnh thuộc vùng dịch, bao gồm trang trại nuôi gà ở Bình Dương, trang trại và nhà máy chế biến thực phẩm ở Long An, nhưng không vì vậy mà mình buông xuôi, phải làm sao cho người tiêu dùng có sản phẩm an toàn, đừng để đứt gãy chuỗi sản xuất. Bằng mọi cách phải động viên anh em thực hiện “3 tại chỗ”, phải tính toán chỗ ăn, chỗ ở tại nhà xưởng cho nhân viên.
Tổng số nhân sự của Ba Huân khoảng 800 người, bao gồm cả chuỗi cung ứng. Là doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, kể cả lúc chưa có dịch, Ba Huân vẫn có quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề an toàn dịch bệnh, quy trình tương tự “3 tại chỗ” khi có dịch vậy. Vì thế, khi dịch bùng phát, chúng tôi áp dụng “3 tại chỗ” tương đối thuận lợi. Ngoài ra, đời sống công nhân vẫn đảm bảo tốt. Vì thế, nguồn lao động của Ba Huân thiếu hụt không đáng kể”, bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân cho biết.
Hoạt động sản xuất tại nhà máy của Ba Huân. Ảnh: Tư liệu BH.
Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân nói thêm: “Để duy trì sản xuất và đảm bảo an toàn dịch bệnh, chúng tôi phân thành 3 khu, trong đó, nhân viên tại các trang trại chăn nuôi có nhà ở ngay tại đó và được phục vụ ăn uống đầy đủ, không đi ra ngoài để tránh lây nhiễm. Khối chế biến thực phẩm cũng được sắp xếp tương tự. Còn khối văn phòng thực hiện giãn cách mỗi phòng làm việc chỉ 3 người thay vì cả 10 người như trước. Ban chỉ đạo phòng chống dịch của công ty luôn giám sát và theo dõi hoạt động của người lao động về tuân thủ các biện pháp. Riêng với đội vận chuyển và giao nhận được trang bị trang phục bảo hộ. Toàn bộ nhân viên được xét nghiệm hai lần một tuần vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần”.
Ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn cho biết, nắm bắt được tâm lý của người lao động, nếu không chăm lo tốt cho họ thì khả năng sau dịch, nguy cơ thiếu lao động của doanh nghiệp là một thách thức lớn. Vì vậy, trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, công ty cũng có nhiều giải pháp để ổn định tâm lý cho người lao động thực hiện sản xuất “ba tại chỗ” cũng như những lao động nghỉ việc tại nhà, nhà trọ nên đến giờ công ty không gặp khó khăn về lao động.
“Để duy trì sản xuất trong thời gian giãn cách, công ty đã phải giữ lại một nửa số lao động để thực hiện sản xuất “ba tại chỗ” với 200 lao động, trên tổng số 400 người.
“Với những lao động không tham gia "ba tại chỗ" đang ở nhà, ở trọ, công ty cũng tiến hành chăm lo cho họ như hỗ trợ gạo, thực phẩm thiết yếu hay như “đi chợ hộ” cho người lao động ở nhà để giúp họ tránh tiếp xúc, tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2, yên tâm ở nhà phòng chống dịch.
Còn 200 lao động thực hiện “ba tại chỗ”, ban lãnh đạo công ty đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người lao động. Đồng thời, chủ động chăm lo suất ăn tốt hơn để tăng cường sức khỏe cho người lao động yên tâm làm việc”, ông Dũng chia sẻ.
Bên cạnh đó, Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn cũng nỗ lực tiếp cận để người lao động được chích đầy đủ vacxin phòng Covid-19.
“Đến nay, đa phần người lao động của chúng tôi đều đã tiêm đủ hai mũi vacxin phòng Covid-19”, ông Dũng nói.
Công ty TNHH XNK Thực phẩm Duy Anh (Duy Anh Foods) cũng không gặp mấy khó khăn trong việc huy động lực lượng công nhân người lao động quay trở lại sau dịch. “Quan trọng nhất là phải tạo cho người lao động niềm tin, để họ thấy khi khó khăn mình không bỏ họ”, ông Lê Duy Toàn, Giám đốc Duy Anh Foods chia sẻ. Ông Toàn cho biết, trước đó, do không thể thực hiện sản xuất “ba tại chỗ” nên Duy Anh Foods phải tạm ngưng hoạt động suốt hơn hai tháng. Công ty không có doanh thu, lợi nhuận, đơn hàng nợ chồng chất, đứng trước nguy cơ bị mất mối, mất bạn hàng…, khó khăn bủa vây. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty vẫn đặt mục tiêu quan trọng nhất là ổn định đời sống cho người lao động trong giai đoạn giãn cách xã hội. “Từ khi thực hiện giãn cách xã hội đến nay, Duy Anh Foods đã tổ chức 5 đợt hỗ trợ thực phẩm thiết yếu như rau, gạo, mì… tiền mặt để hỗ trợ phần nào cho người lao động trang trải trong thời điểm khó khăn. Song song đó, Duy Anh Foods cũng đẩy nhanh việc tiêm vacxin phòng Covid-19 cho người lao động. Đến nay, chỉ còn vài người chưa tiêm mũi thứ 2 và sẽ tiêm trong thời gian tới”, ông Toàn chia sẻ. |
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận