Nỗ lực khắc phục tình trạng nông sản "cung thừa, cầu thiếu" tại một số tỉnh, thành phố phía Nam

Trong bối cảnh 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19, nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh nhiều lúc bị gián đoạn.

Các cấp, các ngành của thành phố đã có nhiều nỗ lực để khơi thông nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

a476.jpg

 Nông dân Đồng Tháp thu hoạch cà rốt.

Cung thừa, cầu thiếu

Theo Bộ NN&PTNT, hiện các mặt hàng thực phẩm, lương thực ở các địa phương phía Nam đang vào mùa thu hoạch nên nguồn cung ở các tỉnh khá dồi dào, nhưng do giãn cách phòng dịch Covid-19, các địa phương này đang tồn đọng số mặt hàng nông sản gần 2.700 tấn, trong đó rau màu các loại khoảng 75 tấn, cây ăn trái các loại khoảng 470 tấn, thủy sản khoảng 2.000 tấn, chăn nuôi khoảng 94 tấn… 

Trong khi đó, Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh Đinh Minh Hiệp cho biết, với 10 triệu dân, trung bình mỗi tháng, thành phố tiêu thụ khoảng 59.500 tấn gạo, 22.640 tấn thịt lợn, gần 20.000 tấn thịt gia cầm, hơn 64,6 triệu quả trứng gia cầm các loại và 127.366 tấn rau củ quả. Trong số này, thành phố chỉ chủ động cung cấp được khoảng 20% nhu cầu, còn lại phụ thuộc vào các tỉnh, thành khác ở phía Nam và Lâm Đồng.

Về khâu tiêu thụ, thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp khó. Cả 3 chợ đầu mối và khoảng 200 chợ truyền thống của thành phố đã tạm ngưng hoạt động. Trong khi đó, hệ thống này vốn đáp ứng tới 60-70% nhu cầu thị trường. Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi… vốn chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu, nên tình trạng thiếu hàng hóa cục bộ vẫn xảy ra.

a475.jpg

Việc vận chuyển hàng nông sản từ vùng nuôi trồng về thành phố vẫn gặp khó.

Việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ khó khăn dẫn đến nghịch lý mất cân đối cung cầu giữa vùng nuôi trồng và nơi tiêu thụ. Đơn cử như tại xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Vĩnh Long, nông dân chỉ có thể bán mướp hương cho thương lái với giá 3.000 đồng/kg. Trong khi đó, chị Trần Thu Trang, ngụ tại đường D4, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh thông tin, vẫn phải mua mướp hương qua mạng với giá 45.000 đồng/kg, hàng cũng không có thường xuyên.

Lý giải về điều này, Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT phía Nam đúc kết, do các tỉnh cùng giãn cách phòng dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nên nông dân gặp khó trong thu hoạch nông sản; thương lái gặp khó khăn trong thu mua; người vận chuyển gặp khó khăn trong lưu thông; thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong tiêu thụ do các chợ đầu mối, chợ truyền thống bị đóng cửa; giao hàng khó khăn khi đi qua các quận, huyện khác nhau… dẫn đến hàng hóa chưa dồi dào, tăng giá.

Triển khai nhiều giải pháp

Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân, các cấp, các ngành của thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực, phối hợp với Tổ công tác của Bộ NN&PTNT phía Nam và các tỉnh, thành trong khu vực gỡ khó, khơi thông nguồn hàng trong các khâu cung ứng, vận chuyển và tiêu thụ.

Về tạo nguồn cung, UBND thành phố Hồ Chí Minh có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố phía Nam đề nghị phối hợp đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu với thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp thiết lập các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa thiết yếu để thay thế các chợ đầu mối đã bị đóng cửa. Đề nghị UBND các tỉnh, thành hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân trong các khâu từ thu hoạch, vận chuyển từ trang trại đến các điểm thu mua, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt… Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với ngành giao thông vận tải các địa phương trong vùng tạo "luồng xanh" cho xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu.

a477.jpg

Thành phố Hồ Chí Minh lập điểm trung chuyển nông sản gần chợ đầu mỗi Thủ Đức đang tạm đóng cửa để tiếp nhận nông sản cho thành phố.

Về tạo hệ thống phân phối hàng hóa, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã thiết lập 2 điểm trung chuyển lương thực, thực phẩm sát 2 chợ đầu mối lớn đang đóng cửa tại thành phố Thủ Đức và huyện Hóc Môn, để tập kết hàng hóa từ phía Bắc và phía Nam, từ đó chuyển đến các hệ thống và điểm bán lẻ. Đáng mừng là tính đến ngày 5-8, ổ dịch tại chợ đầu mối Bình Điền với hơn 900 ca Covid-19 đã qua 11 ngày không phát sinh ca nhiễm mới, được ngành Y tế thành phố nhận định cơ bản được khống chế.

Cùng với việc mở thêm một số chợ truyền thống đủ điều kiện phòng dịch và duy trì hoạt động phần lớn trong số 106 siêu thị và 2.858 cửa hàng tiện lợi, ngành Công Thương thành phố Hồ Chí Minh còn phối hợp với các bên tổ chức 100 chuyến xe bán hàng lưu động mỗi ngày xuống các khu dân cư. Sở cũng kết hợp với các chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp bán dược phẩm, bách hóa, đồ sơ sinh, hóa mỹ phẩm, các bưu cục… mở hàng nghìn điểm bán lẻ rau xanh trên địa bàn thành phố.

a478.jpg

 Một điểm bán hàng lưu động tại khu dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh.

Với những nỗ lực trên, giá cả nhiều mặt hàng rau xanh tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm đáng kể. Đơn cử tại hệ thống bán hàng lưu động của siêu thị Aeon, giá mướp hương còn 13.000 đồng/kg; cải xanh, cải ngọt giá 20.000 đồng/kg; bắp cải trắng giá 28.000 đồng/kg… Nhưng nguồn cung chưa thật bền vững.

Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Nguyễn Nguyên Phương cho biết, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ công tác của Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT kết nối các nguồn cung ứng hàng hóa trong vùng với các chuỗi bán lẻ để cung ứng được nhiều hàng hóa hơn nữa cho người dân thành phố.
 
 

 
 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.