Nỗ lực khơi thông nguồn cung nông sản

Ở hoàn cảnh bình thường, Tây Nam Bộ đủ khả năng cung ứng nông sản cho toàn miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả 19 tỉnh, thành phố phía Nam phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chuỗi cung ứng nhiều lúc bị gián đoạn

Trước thực trạng trên, các địa phương và các bộ, ngành đã nỗ lực khơi thông nguồn cung nông sản cho khu vực phía Nam.

cac-nganh-chuc-nang-da-va-d.jpg

Các ngành chức năng đã và đang triển khai nhiều biện pháp để không làm gián đoạn nguồn cung nông sản của khu vực Tây Nam Bộ trong thời điểm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong khi người dân thành phố Hồ Chí Minh phải mua rau xanh với giá cao, số lượng không nhiều thì trái lại, ở vùng sản xuất, người nông dân lại không tiêu thụ được nông sản. Ông Đoàn Trường Duy, ngụ tại ấp Kênh Văn Phòng, xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Vĩnh Long cho biết, mướp ông trồng thường được thương lái ở tỉnh Tiền Giang đến thu mua ngay tại ruộng. Nay, khi nhiều địa phương siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid-19, ông phải trung chuyển bằng xuồng ra đến xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang để giao cho thương lái. Nhưng thương lái chỉ mua được khoảng 100kg/ngày, giá cũng chỉ còn 3.000 đồng/kg.

Còn ông Trần Tấn Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng thông tin, giữa tháng 8 và tháng 9 tới, địa phương sẽ vào đợt cao điểm thu hoạch lúa hè thu với diện tích 141.000ha, sản lượng dự kiến khoảng 800.000 tấn. Tuy nhiên, công việc thu mua gặp nhiều khó khăn, vì thương lái các tỉnh khó có thể đi qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19 của các địa phương để vào vùng thu mua.

Tại tỉnh Hậu Giang, chủ máy gặt đập liên hợp, tài xế, nhân công thu gom nông sản khi đi vào một số vùng thu hoạch của địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trong 72 giờ. Trong khi đó, việc thu hoạch nông sản, nhất là thu hoạch lúa, thường kéo dài cả nửa tháng mới xong một cánh đồng. Việc mất nhiều chi phí làm xét nghiệm gây tốn kém khiến người dân cũng ngại vào vùng sản xuất.

Theo đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), sản lượng gạo, trái cây, rau củ ở các tỉnh phía Nam trong tháng 8 và 9-2021 là khá dồi dào. Với sản lượng nông sản được dự báo có nguồn cung khá lớn trong 2 tháng tới, đồng nghĩa nhu cầu cho thu hoạch, tiêu thụ cũng sẽ rất lớn. Vì thế, rất cần sớm có phương án chung để khơi thông nguồn cung ứng nông sản cho vùng giãn cách và giúp bà con trong vùng sản xuất tiêu thụ được sản phẩm.

Để giải quyết vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng Trần Tấn Phương đề xuất, xuồng thu mua nông sản của thương lái cũng cần có cơ chế lưu thông luồng xanh trên đường thủy. “Nếu chủ xuồng, người điều khiển có giấy giới thiệu của Sở NN&PTNT thì các chốt kiểm soát cho xuồng đi qua các tỉnh để thông thương hàng hóa”, ông Phương nói.

Còn ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An đề xuất, lực lượng lưu thông ra ngoài cánh đồng tổ chức sản xuất, thu mua nông sản, bên cạnh áp dụng mô hình "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến" (áp dụng cho cả xe 2 bánh) thì cần được ưu tiên tiêm vắc xin, giúp dòng lưu chuyển hàng hóa không bị tắc nghẽn. Trong khi đó, dưới góc độ nhà bán lẻ, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, theo quy định, hiện tại siêu thị có trường hợp F0 thì phải buộc tạm dừng một tuần để phun khử trùng. “Hệ thống các siêu thị mong muốn là khi có F0 phải đóng cửa, thì trong vòng 24 giờ hoặc chậm nhất là 72 giờ phải cho mở cửa lại, vì khử khuẩn chỉ trong 1 ngày là xong, nhằm tăng điểm bán hàng, phục vụ nhu cầu người dân”, bà Hậu ý kiến.

Ngoài những giải pháp trên, từ cuối tháng 7 vừa qua, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động thiết lập các nhóm liên kết tiêu thụ nông sản với các nhà bán lẻ lớn để tổ chức thu mua, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Các tỉnh Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang… cũng kết nối các siêu thị, cá nhân, kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ tiêu thụ, gỡ khó cho đầu ra nông sản trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết: “Nhóm giao dịch mua bán nông sản sẽ phát huy hiệu quả khi có nhiều giao dịch thông qua nhóm. Hiện hình thức này đang cho thấy sự phù hợp, bởi khâu thu mua, tiêu thụ được khép kín, quản lý được người và phương tiện ra vào vùng giãn cách, giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm và tạo thêm nguồn hàng cho các thị trường tiêu thụ lớn”.

 

Nguồn: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1007891/no-luc-khoi-thong-nguon-cung-nong-san

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay