Nông dân đầu tiên ở Đắk Nông chế biến hạt ca cao thành chocolate

Anh Vũ Văn Nghĩa, ở xã Tân Thành, huyện Krông Nô không chỉ liên kết với người dân trong vùng tạo dựng được vùng nguyên liệu cây ca cao rộng hơn 120ha mà còn là người đầu tiên ở tỉnh Đắk Nông sản xuất được chocolate.

ca-cao-01.jpg

Hiện nay, anh Nghĩa cùng người nông dân địa phương đã xây dựng được vựa ca cao rộng hơn 120ha. Ảnh: Phan Tuấn

Duyên nợ với ca cao

Năm 1990, anh Nghĩa lần đầu tiên được thưởng thức ly ca cao người nhà mang từ nước ngoài về. Lần đầu được thưởng thức món hàng xa xỉ này đã làm cho anh Nghĩa ấn tượng, nhớ mãi không quên. 

5 năm sau, anh Nghĩa rời quê hương Nam Định đến xã Tân Thành huyện Krông Nô để lập nghiệp. Thời điểm này, Nghĩa đã mua được vài ha đất để trồng chuyên canh cây cà phê. Năm 2007, anh Nghĩa được mời tham gia một lớp tập huấn về cây ca cao.

Với những ký ức đẹp ngày nào về ly ca cao đã thôi thúc anh Nghĩa thử sức với loại cây trồng mới này. Sau đó, anh Nghĩa đã bàn với vợ quyết định trồng xen cây ca cao trong vườn cà phê.

Nghĩa cho biết: "Ban đầu tôi dự định trồng xen canh ca cao với cây cà phê để phát huy quỹ đất, gia tăng thu nhập cho gia đình. Thế nhưng, vài năm sau tôi nhận thấy cây ca cao rất dễ trồng, ít tốn công sức chăm sóc. Hơn nữa, cây ca cao cho thu hoạch rải rác khoảng 8 - 9 tháng trong một năm".

Con đường đến với cây ca cao của anh Nghĩa tương đối thuận lợi. Trên cơ sở thành công của gia đình anh Nghĩa đã vận động người dân trên địa bàn cùng mở rộng diện tích trồng cây ca cao với diện tích khoảng 120ha. 

Tuy nhiên, để vận động người dân cùng tham gia, anh Nghĩa đã chứng minh cho người mọi người thấy sự quyết tâm của bản thân. Trước tiên anh Nghĩa đã chuyển đổi 2ha cà phê sang trồng chuyên canh cây ca cao. Hiện nay, mỗi ha đất của anh Nghĩa thu về  từ 2 - 2,5 tấn quả ca cao/ha.

san-pham-ca-cao.jpg


Các sản phẩm ca cao do Hợp tác xã của anh Nghĩa sản xuất. Ảnh: Phan Tuấn

Xây dựng thương hiệu riêng

Không dừng lại ở đó, năm 2016, anh Nghĩa đã quyết định tạo ra sự đột phá đối với cây ca cao. Thời điểm này, anh Nghĩa quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Krông Nô và anh giữ chức vụ Giám đốc.

Mục đích của việc này nhằm hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật khi tham gia trồng cây ca cao và đặc biệt là xây dựng thương hiệu riêng, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Sự ra đời của Hợp tác xã đã mở đường cho việc tiêu thụ sản phẩm ca cao ổn định, bền vững. Hiện nay, mức giá hạt ca cao đang được Hợp tác xã Krông Nô bán ra thị trường dao động từ 70.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại.

Sau một thời gian đứng ra làm đầu mối phân phối nguyên liệu thô anh Nghĩa nhận thấy việc bán cái mình có, không bán cái thị trường cần đã làm giảm thu nhập của đơn vị. Bởi trên thị trường, mức giá ca cao thô so với giá ca cao thành phẩm có sự chênh lệch rất lớn hơn cả 100 ngàn đồng/kg.  

Do đó, anh Nghĩa quyết tâm tiến thêm một bước nữa là đi đến việc chế biến bột ca cao. Lúc này, anh Nghĩa và các thành viên trong hợp tác xã đã đầu tư tiền tỷ để xây nhà xưởng, mua máy móc chế biến sản phẩm hạt ca cao thô.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Hợp tác xã Krông Nô đã chế biến thành công 3 sản phẩm từ ca cao bao gồm: Chocolate nguyên chất 100%, chocolate 65% và chocolate sữa 40%. Hiện nay, mức giá ca cao thành phẩm được anh Nghĩa bán ra thị trường với mức giá từ 180 - 300 ngàn đồng/kg tùy loại. 

Anh Nghĩa cho biết: "Do bảo đảm chất lượng từ nguyên liệu ca cao đầu vào và làm chủ được công nghệ nên Hợp tác xã của chúng tôi đã chế biến được sản phẩm ca cao có chất lượng tốt. Năm 2021, 2 sản phẩm bột ca cao và chocolate Duy Nghĩa của Hợp tác xã Nông nghiệp Krông Nô được công nhận đạt OCOP hạng 3 sao".

"Sản phẩm ca cao của Hợp tác xã Krông Nô được khách hàng của đơn vị đánh giá cao, không thua kém gì hàng nhập khẩu. Chúng tôi hi vọng trong thời gian tới sẽ chiếm lĩnh được thị trường trong nước, thậm chí còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu" - anh Nghĩa hào hứng. 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.