Nông nghiệp công nghệ cao lên phố núi
Đó là nhóm 6 người bạn dù đang có công việc ổn định ở phố vẫn bỏ công sức tiền bạc gầy dựng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở vùng núi quê mình.
Sau gần 1 năm thử nghiệm mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao và bước đầu gặt hái nhiều thành công, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Quế Sơn (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) hiện đã tiến hành nhân rộng quy mô hợp tác xã, tiến tới sản xuất những sản phẩm nông nghiệp mới.
Nguyễn Quang Anh Kiệt chăm sóc lứa dưa lưới sắp vào mùa thu hoạch
Năm 2020 anh Nguyễn Quang Anh Kiệt - Chủ tịch HĐTV HTX cùng 6 “người anh em” quyết định đầu tư canh tác, trồng trọt những sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại núi rừng Quế Sơn với mong muốn tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Anh Kiệt chia sẻ: “Gần 2 năm trước tôi quyết định bỏ công việc kỹ sư cơ năng tại Công ty Cao su Đà Nẵng để về mảnh đất Quế Sơn khởi nghiệp bằng mô hình nông nghiệp công nghệ cao với việc trồng dưa lưới. Sau thành công của dưa lưới, tôi cùng các cộng sự đã tiến hành làm rau thủy canh bằng việc tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm tại những vườn rau quả tiêu chuẩn ở Đà Lạt và các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới”.
Về cơ duyên bỏ công nghiệp sang làm nông nghiệp, anh Kiệt, kể: “Mỗi cuối tuần về nhà vợ, tôi thường đi qua khu đất này và thấy có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Sau nhiều lần tìm hiểu, đề xuất ý tưởng với mấy anh em thân thiết, tôi quyết định xin phép chính quyền địa phương và thuê đất để thực hiện đam mê phát triển nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên tại vùng đất Quế Sơn quê vợ”.
Sản phẩm chủ lực tại HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quế Sơn hiện đang là dưa lưới. Mỗi tháng, HTX đáp ứng cho thị trường tiêu dùng Quảng Nam, Đà Nẵng khoảng 600kg dưa lưới sạch, đạt chuẩn VietGAP, với 3 dòng dưa lưới chính Inthanon Hà Lan, King Khang Nguyên và Queen Khang Nguyên. Mỗi quả có trọng lượng dao động từ 1,2 đến hơn 2kg tùy dòng. Ngoài ra, HTX canh tác các loại rau thủy canh có xuất xứ từ nước ngoài như xà lách, rau cải, rau cần tây, bắp cải,… và nhiều giống rau quả, trái cây nổi bật khác. Tất cả đều được trồng dựa trên tiêu chuẩn VietGAP và theo quy trình tự động hóa hoàn toàn, hầu hết các công đoạn đều thao tác trên ứng dụng của điện thoại thông minh. Các sản phẩm của HTX đã thu hút sự quan tâm tại các buổi trưng bày, triển lãm sản phẩm nông nghiệp sạch của tỉnh Quảng Nam.
Để xây dựng các dòng sản phẩm nông nghiệp sạch mang dấu ấn địa phương, chính quyền thị trấn Đông Phú đã đề xuất cho HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quế Sơn thuê thêm 8ha đất để phát triển thêm mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Trước đó, vào năm 2020, chính quyền nơi đây đã hỗ trợ cho HTX thuê gần 1,5ha đất để khởi nghiệp.
Anh Kiệt bày tỏ: “HTX triển khai hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con, sẵn sàng hỗ trợ vật chất, tinh thần cho những hộ dân tại địa phương có cùng đam mê. Điển hình là hướng dẫn bà con cải tạo đất, cách chọn giống, cách làm hệ thống tưới tiêu đạt chuẩn,…”
Nguồn: Theo báo Tiền phong
Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa
Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).
Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà
Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.
Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi
Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.
Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún
Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...
Làm giàu sau cơn bạo bệnh
Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.
Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày
Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.
Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel
Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.
Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'
Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.
Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel
Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.
Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường
Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.
Bình luận