Nông nghiệp Hà Nội: Nâng cao năng lực chế biến nông sản
Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro bởi phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt khi dịch Covid-19 tác động mạnh đến chuỗi sản xuất - cung ứng.
Do vậy, phát triển công nghiệp chế biến được coi là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm nguồn nông sản phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu... Đáp ứng đòi hỏi này, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành các chuỗi sản xuất khép kín, từ đó nâng cao năng lực chế biến nông sản.
Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu có 50% cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản sử dụng máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ cao. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến thực phẩm hiện đại tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Nhật Nam
Phát triển chưa tương xứng với nhu cầu
Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Hương Sơn (huyện Thanh Trì) Nguyễn Thị Thu Hương, lương thực, thực phẩm là những mặt hàng có thời gian bảo quản ngắn, nên chế biến là giải pháp tối ưu để khắc phục hạn chế này. Chưa kể, sản phẩm chế biến còn cho hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần so với sản phẩm thô. “Hiện công ty có trên 30 sản phẩm như giò, chả, bánh chưng… Những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, lượng hàng thực phẩm chế biến bán ra thị trường của công ty tăng 15-20% so với thời gian trước”, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết thêm.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Thực phẩm Song Đạt (huyện Thanh Trì) chuyên chế biến các sản phẩm từ thịt lợn thời gian qua cũng tăng lượng hàng 15-20%. Sản phẩm chế biến dễ làm thủ tục lưu thông và thời gian bảo quản được lâu hơn, nên mang lại giá trị kinh tế cao.
Tương tự, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh rau củ quả an toàn - du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh (huyện Phú Xuyên) Đào Thị Lương thông tin: Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, hợp tác xã đã chủ động đầu tư vào lĩnh vực chế biến, liên kết với 30 hợp tác xã để sản xuất các mặt hàng thực phẩm, rau quả và triển khai mô hình “chợ thực phẩm di động”, cung cấp sản phẩm đến các chung cư, khu đô thị...
Khẳng định, công nghiệp chế biến là một "mắt xích" quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhận định: Những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản…, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
Tuy nhiên, trong số hơn 400 cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản, chỉ có 235 doanh nghiệp, còn lại là các hợp tác xã, hộ gia đình, cá thể. Chủ yếu sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến tại Hà Nội là thịt (42,6%), thủy sản (26,7%), rau quả (33,7%); mỗi tháng cung cấp khoảng 1.000 tấn sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó, nhu cầu về sản phẩm chế biến của thành phố hiện là 5.165 tấn/tháng…
Theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản, với thị trường lớn, có nhiều điều kiện kết nối, hệ thống vận chuyển, kho bãi... thuận lợi thì số lượng doanh nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội hiện còn “khiêm tốn”. Mặt khác, công nghệ chế biến ở các hợp tác xã, hộ sản xuất còn lạc hậu, công suất thấp.
Dây chuyền sản xuất thịt lợn sạch tại Công ty cổ phần Thực phẩm Song Đạt (huyện Thanh Trì). Ảnh: Viết Thành
Tạo nguồn lực, nâng cao năng lực chế biến
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay và để hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp công nghệ số thì công nghiệp chế biến là chọn lựa bắt buộc để phát triển. Thời gian qua, hầu hết nông sản tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử là những sản phẩm chế biến có chất lượng, thương hiệu.
Chia sẻ về phát triển công nghiệp chế biến nông sản, Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam (quận Cầu Giấy) Đỗ Hoàng Thạch nhận định: Vùng nguyên liệu cho chế biến, nguồn vốn và công nghệ là những điều doanh nghiệp chế biến nông sản của Thủ đô đang rất cần.
Từ góc độ địa phương, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết, đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến, huyện sẽ có chính sách hỗ trợ về quỹ đất, cho thuê đất; tổ chức kết nối với các hợp tác xã để tạo nguồn nguyên liệu bền vững. Còn Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng thông tin: Huyện sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; đồng thời xây dựng khu trưng bày, kinh doanh nông sản chế biến chất lượng cao...
Nói về những giải pháp nhằm nâng cao năng lực chế biến nông sản cho Hà Nội, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, cùng với việc tham mưu với thành phố có chính sách thu hút các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp chế biến, thời gian tới, Sở sẽ tham mưu cơ cấu lại lĩnh vực này theo hướng gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung. Các doanh nghiệp cần tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để tăng khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Hà Nội hiện có 2.689 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó có hơn 400 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến. Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu có 50% cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm rau, củ, quả, thịt, trứng... sử dụng máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ cao, bảo quản sản phẩm theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến... Đến năm 2030, Hà Nội sẽ hình thành 15 khu (cơ sở) chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển một khu phức hợp chế biến, bảo quản, kiểm định "một cửa" hỗ trợ sản phẩm xuất khẩu. |
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận