Nông sản Việt thêm áp lực từ bên ngoài

Không chỉ bị ảnh hưởng ở đầu xuất khẩu, nông sản Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn ngay trên sân nhà.

3-1.jpg

Cơ quan chức năng Thái Lan kiểm tra trái sầu riêng trước khi xuất khẩu. Ảnh: NPT
“Tự bơi” giữa bão... biến động

Hiện nhiều mặt hàng nông sản quốc nội đang rơi vào cảnh giá rẻ - khó bán. Nổi bật là mặt hàng xoài. Hiện giá các loại xoài đồng loạt sụt giảm bình quân 10.000 - 15.000 đồng/kg so tháng trước. Tại Đồng Tháp, hai giống xoài đặc sản đang giá rẻ đến mức khó tin. Giá bán tại chợ Cao Lãnh chỉ ở mức 4.000 đồng/kg đối với xoài Cát Chu và 15.000 đồng/kg với xoài Cát Hòa Lộc.

Đặc biệt là mặt hàng sầu riêng - “vua cây ăn trái” khi giá thường xuyên đứng ở mức cao, dao động 100.000 đồng/kg, giờ cũng lâm cảnh rớt giá - khó bán. Do bị nghẽn đầu ra đối với các mối tiêu thụ số lượng lớn, các chủ nhà vườn đã chấp nhận bán cho các thương lái với số lượng nhỏ để bủa nhau đi khắp nơi bán lẻ.

Tại các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp... sầu riêng được các tiểu thương bày dọc theo các tuyến lộ, vỉa hè... rao bán với giá rẻ bất ngờ: 30.000 -50.000 đồng/kg.

Theo các chuyên gia, đây là hệ lụy từ việc Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu lớn nhiều mặt hàng nông sản, áp dụng triệt để chính sách zero COVID. Và cũng như Việt Nam, các quốc gia có thế mạnh về trái cây nhiệt đới như Thái Lan, Campuchia...  đều lâm cảnh khó tương tự.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, giữa lúc trái cây Việt Nam gặp khó, thì nhiều quốc gia bạn đã lập tức tăng cường các biện pháp hỗ trợ thiết thực để tăng cường đầu ra cả đường xuất khẩu lẫn tiêu thị nội địa.

Th.S Nguyễn Phước Tuyên, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin (Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ: “Bên cạnh việc áp dụng chính sách đặc biệt khẩn cấp để nối lại và mở rộng đường đưa trái cây sang Trung Quốc,  Thái Lan còn áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn trong điều hành để tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu”.

Theo đó, bên cạnh việc  Thai Airways Cargo hỗ trợ nông dân Thái Lan 126 chuyến bay (từ tháng 3 - 4.2022) để vận chuyển sầu riêng sang Trung Quốc và Ấn Độ, Chính phủ Thái Lan còn chỉ đạo tăng cường đường tàu hỏa để đưa trái cây sang Việt Nam và Lào. Song song đó, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra các cơ sở đóng gói thực hiện đúng quy trình không để nhiễm COVID-19. Nếu vi phạm, ngoài cấm giao dịch 1 năm, chủ vườn còn đối mặt với án tù 3 năm và phạt tiền 6.000-100.000 baht (4.096.341- 68.272.360 đồng).

Đồng thời, Thái Lan cũng bắt đầu triển khai hệ thống chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử (Phytosanitary Electronic Certification System) để xuất khẩu trái cây qua Trung Quốc. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu nông sản và thực phẩm và kích thích xuất khẩu trái cây của Thái Lan. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tăng cường mở đường tiêu thụ nội địa.

Theo Th.S Tuyên, Tổng cục Nội thương tổ chức chiến dịch hỗ trợ nông dân tiêu thụ gần 15.000 tấn xoài bằng cách mở các điểm bán lẻ ở các trạm bán xăng, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn. Nhờ đó mà giá bán lẻ ở đây cao hơn thị trường 2-3 bath/kg.

Cụ thể, xoài Nam Dok Mai bán giá 25 baht/kg (17.072 đồng/kg), so với giá thị trường 20-22 baht/kg (13.657 - 15.023 đồng/kg).

Sẽ tiếp tục khó... hơn

Các chuyên gia nông nghiệp cho hay - tới đây, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn do nhiều quốc gia “đối thủ” trong xuất khẩu đã áp dụng nhiều cách làm sáng tạo.

Trước hết là sự linh động về tư duy: “Bán cái người tiêu dùng cần”. Dự báo Trung Quốc sẽ ưa chuộng các giống xoài Úc R2E2, Jinhuang (Gold Brilliance - Ánh Kim), Yuwen (Tây An) và Aiwen (Ái Vân), Thái Lan và Campuchia đã trực tiếp hoặc liên kết với Trung Quốc tổ chức trồng với quy mô lớn trên nền tảng công nghệ cao.

Th.S Tuyên cho biết: Chỉ tính riêng Campuchia, các nhà đầu tư Trung Quốc đã thuê 20.000ha trồng các giống xoài ngon nổi tiếng này để dễ xuất qua Trung Quốc. Do bán được giá cao (40 tệ/kg, tương đương 6,3 USD/kg, 143.645 đồng/kg) nên họ mạnh dạn thuê máy bay chở qua Trung Quốc. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc của bao trái đến chất lượng trái.

“Trong khi đó, gần như 40 năm ĐBSCL vẫn cứ trồng Cát Chu và Hoà Lộc dù thực tế đã chứng minh thời gian bảo quản sau thu hoạch của giống xoài này rất ngắn, chỉ 5-7 ngày” - ông Tuyên phân tích.

Tình hình càng khó khăn hơn cho nông sản Việt khi Nhà nước nhiều quốc gia “đối thủ” đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trước cơn bão giá phân bón.

Ông Tuyên cho biết, Ấn Độ dành trên 1 nghìn tỉ rupee (14 tỉ đô la) hỗ trợ giá phân bón cho tài khoá năm 2022-2023. Hiện giá bán lẻ phân urê tại Ấn Độ duy trì ở mức 1.631 đồng/kg so với giá trên thế giới ở mức 23.364 đồng/kg. Tương tự, giá DAP của thế giới ở mức 23.616đ/kg, còn ở Ấn Độ chỉ 7.610 đồng/kg. Trong khi đó, giá ở Việt Nam lần lượt là hơn 19.000 và 28.000 đồng/kg.

Không thực hiện hỗ trợ qua giá phân bón, nhưng Thái Lan cũng có cách làm khiến nhà nông rất an tâm giữa bão giá nhiều mặt hàng đầu vào. Nông dân Thái Lan nhận được 2 gói hỗ trợ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã, gồm: Hỗ trợ giá lúa và hỗ trợ thu nhập cho người trồng lúa.

Theo đó hỗ trợ giá lúa bình quân tương đương trên 1.000 đồng/kg. Cụ thể với giống lúa thơm Jasmine giá thu mua là 8.156 đồng/kg, nhà nước hỗ trợ thêm 1.364 đồng/kg. Tương tự lúa thường là 5.722 đồng/kg và hỗ trợ 1.078 đồng/kg... Tiền sẽ được nhận sau 3 ngày công bố giá chuẩn.

Tất cả cho thấy, nông sản Việt đang rất cần tiếp sức để mạnh ngay trên ao làng trước khi vươn ra biển lớn.

 
 
 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.