Nuôi ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho gia cầm
Công ty TNHH Đình Mộc (Công ty Đình Mộc) ở Nam Định đã chủ động nuôi trùn quế, ấu trùng ruồi...làm thức ăn phục vụ đàn gà, vịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Bùi Văn Lương - Tổ trưởng phụ trách mảng kỹ thuật chăn nuôi của Công ty Đình Mộc (xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) kiểm tra trùn quế tại trang trại của đơn vị. Ảnh: Mai Chiến
Công ty Đình Mộc ở xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định không chỉ là đơn vị luôn đi đầu về ngành nghề cơ khí, chế tạo máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn sở hữu hơn 100ha đất chuyên sản xuất lúa, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ấu trùng ruồi lính đen được công ty Đinh Mộc nuôi làm thức ăn cho gà, vịt. Ảnh: Mai Chiến
Mặc dù mới đẩy mạnh phát triển lĩnh vực chăn nuôi, nhưng Công ty Đình Mộc đã áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất.
Anh Bùi Văn Lương - Tổ trưởng phụ trách mảng kỹ thuật chăn nuôi của Công ty Đình Mộc dẫn phóng viên Dân Việt đi tham quan một vòng 3 khu chăn nuôi của đơn vị gồm khu chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt và chăn nuôi trâu, bò. Cả 3 khu này được liên kết chặt chẽ trong khâu sản xuất.
"Công ty đang chăn nuôi theo hướng hữu cơ với quy trình tuần hoàn và khép kín, không vứt đi một thứ gì. Do đó giảm được chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành phức tạp ở nhiều địa phương", anh Lương mở đầu câu chuyện với phóng viên.
Anh Lương cho rằng, hiện nay nhiều trang trại, cơ sở chăn nuôi chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp (cám) để sản xuất mà lãng quên một nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào từ phế phẩm nông nghiệp.
Bởi thế, khi giá cám leo thang ở mức cao, người chăn nuôi ở nhiều nơi điêu đứng, bán không đủ vốn… thì Công ty Đình Mộc vẫn "bình chân như vại", yên tâm sản xuất.
Với quy mô chăn nuôi lên đến gần 60 con trâu bò, 5.000 con vịt (vịt trời, vịt siêu đẻ, vịt thương phẩm) và hơn 1.000 con gà Ai cập siêu đẻ, gà lông màu, thế nhưng trong suốt quá trình chăn nuôi Công ty Đình Mộc không sử dụng đến 1 hạt cám công nghiệp nào. Toàn bộ nguồn thức ăn cho đàn gia cầm được công ty tự sản xuất, chế biến.
Anh Bùi Văn Lương cho đàn vịt trời ăn ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh: Mai Chiến
Chỉ tay về khu nhà nuôi trùn quế (còn gọi là giun quế, giun đỏ - PV), anh Lương thổ lộ: Toàn bộ phân trâu, bò được Công ty tận dụng làm nguồn thức ăn cho trùn quế; khi trùn quế đến độ tuổi khai thác thì cho gà, vịt ăn để bổ sung chất đạm.
Phân thải từ đàn gà, vịt lại là nguồn thức ăn quý báu cho các ấu trùng ruồi lính đen - chúng được ví như kẻ phàm ăn, có nhiệm vụ xử lý phân gà nhằm giảm thiểu ô nhiễm chuồng trại.
Nhưng, chính ấu trùng ruồi lính đen lại được dùng làm nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng để vỗ béo cho đàn gà, vịt; bởi ấu trùng ruồi lính đen rất giàu protein, canxi…
"Nói nôm na, công ty đã biến phân thải thành nguồn thức ăn hữu cơ, bổ ích cho đàn gà, vịt; qua đó làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nguồn thức ăn chính cho đàn vật nuôi trong chuỗi sản xuất của đơn vị là ấu trùng ruồi lính đen và trùn quế, ngoài ra có trộn thêm cám ngô, nõn cây chuối băm nhỏ nhưng không đáng kể", anh Lương nói.
Nhờ nguồn thức ăn dồi dào, giàu chất dinh dưỡng, canxi…, nên đàn gà, vịt của Công ty Đình Mộc lúc nào cũng khỏe mạnh, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh; chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường luôn đảm bảo và sạch, được người tiêu dùng đón nhận.
Trung bình mỗi ngày xuất bán 800-1.000 quả trứng vịt trắng truyền thống với giá 3.200 đồng/quả và 400-500 quả trứng vịt trời với giá 4.000 đồng/ quả. Chủ yếu các sản phẩm của anh cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở Nam Định.
Nguồn thức ăn của gà chủ yếu là ấu trùng ruồi lính đen và trùn quế cho chất lượng thịt rất thơm ngon. Ảnh: Mai Chiến
Anh Lương khẳng định, do áp dụng quy trình sản xuất theo chuỗi khép kín, lấy chất thải của con nọ (gà, vịt, bò) để nuôi con kia (ấu trùng ruồi lính đen, trùn quế) tạo thành thức ăn cho đàn vật nuôi nên Công ty đã giảm được nhiều chi phí đầu vào, đặt biệt là chi phí thức chăn nuôi (cám), tăng lợi nhuận kinh tế, góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bền vững, tăng thu nhập cho công nhân.
Chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi ruồi lính đen và trùn quế, anh Lương bộc bạch: Đây là những loại côn trùng, giun rất dễ nuôi, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần đủ nguồn phân thải cho chúng ăn là chúng sinh nở, phát triển mạnh và có thể tự nhân đàn, gây giống để tái sản xuất, tạo nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi. "Ấu trùng ruồi lính đen và trùn quế sau khi khai thác có thể cho đàn vật nuôi ăn trực tiếp hoặc đem phơi khô, nghiền thành bột rồi trộn lẫn với cám…", anh Lương chia sẻ thêm.
|
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa
Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).
Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà
Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.
Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi
Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.
Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún
Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...
Làm giàu sau cơn bạo bệnh
Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.
Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày
Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.
Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel
Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.
Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'
Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.
Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel
Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.
Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường
Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.
Bình luận