Phải thay đổi để không nhận 'trái đắng' từ thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường tiềm năng, hàng năm tiêu thụ một số lượng rất lớn nông sản, chiếm khoảng 80% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
Sơ chế thanh long xuất khẩu tại Công ty Hoàng Phát Fruit. Ảnh: Hoàng Phát Fruit.
Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam về những khó khăn trong công tác vận chuyển, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc hiện nay, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit Nguyễn Khắc Huy nhận định, để có thể giảm thiểu việc ùn ứ, ách tắc xe chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trên các cửa khẩu phía Bắc, các doanh nghiệp nên chuyển qua xuất khẩu bằng đường biển.
Bên cạnh đó, việc xuất khẩu chính ngạch theo đường biển cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro theo như cảnh báo, khuyến cáo từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Huy cho rằng, hiện nay việc xuất khẩu nông sản bằng đường biển của Việt Nam đang gặp phải vấn đề thiếu vỏ container lạnh do các đơn vị không đặt hàng vỏ container từ trước. Trong khi bắt buộc phải có vỏ container để xuất khẩu thì doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang thực hiện chính sách Zero Covid. Trong trường hợp phía nước bạn phát hiện virus SARS-CoV-2 trên những lô hàng đi theo đường biển, những lô hàng đó sẽ không thể thông quan và bị loại bỏ chứ không thể quay đầu tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Theo đó, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit đưa ra đề xuất các bộ, ban ngành và các hiệp hội ngành hàng cần tìm giải pháp để có vỏ container lạnh phục vụ xuất khẩu bằng đường biển. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ cước phí thuê vỏ container ở mức hợp lý.
Ông Huy cũng đề xuất Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc đàm phán với các đơn vị hải quan Trung Quốc nhằm đẩy nhanh tốc độ thông quan.
Xoay quanh nhiều ý kiến cho rằng một trong những giải pháp tình thế hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam nên chuyển sang xuất khẩu nông sản đi các thị trường khác thay vì chỉ xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc, ông Huy đánh giá việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng sang các thị trường quốc tế cần có một lộ trình cụ thể để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường đó.
Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng, tiêu thụ một số lượng rất lớn nông sản của Việt Nam. Hàng năm, thị trường 1,4 tỷ dân chiếm khoảng 80% thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
“Trung Quốc là đất nước có kinh tế phát triển top đầu và dân số lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với số lượng vô cùng lớn. Người dân và doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu phía bạn đặt ra chứ mình không thể yêu cầu ngược lại phía bạn”, ông Huy lưu ý.
Chính vì vậy, đại diện Công ty Hoàng Phát Fruit cho rằng Chính phủ Việt Nam cần đàm phán để hướng tới việc 2 bên hợp tác cùng tạo ra lợi ích cho người nông dân Việt Nam và người tiêu dùng Trung Quốc.
Ngoài ra, hiện nay việc xuất khẩu trái cây sang các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hàn Quốc có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa có những quy định này nhưng Việt Nam cần lưu ý, để đến lúc Trung Quốc đưa ra yêu cầu vẫn sẵn sàng đáp ứng được.
“Đây cũng là một bài học cho người nông dân Việt Nam. Cần chú trọng hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm chứ không phải mục tiêu tăng sản lượng như trước nay bà con vẫn hướng đến”, ông Nguyễn Khắc Huy nói.
Theo Bộ NN-PTNT, trong 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến vận tải xuất khẩu. Chi phí đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Riêng giá cước vận tải biển tăng cao lên đến 400 - 500% và thêm vào đó là vấn đề thiếu container phục vụ vận tải xuất khẩu.
Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi
Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.
Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền
Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.
Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?
Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.
Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể
Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.
Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống
'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.
Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém
Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.
Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam
Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...
'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn
Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay
Bình luận