Phát triển vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, bền vững

Sản xuất lúa gạo chất lượng, giá trị và giá trị tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu, trên cơ sở phát huy thế mạnh, huy động nguồn lực hiệu quả nhất.

watermark_co-gioi-hoa-khau-thu-hoach-lua-o-dbscl-anh-hd-0955_20210627_895-160629.jpeg

Tiến tới cơ giới hóa toàn bộ khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ

Nền tảng vững chắc
Phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo yêu cầu đề ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP (ngày 17/11/2017) của Chính phủ sẽ giải quyết các vấn đề bao gồm: Việc cân đối an ninh lương thực và đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), việc chuyển đổi kết cấu hạ tầng để phù hợp với chuyển đổi mô hình phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chuyển đổi sản xuất (SX) nông nghiệp thích ứng với BĐKH tại các tiểu vùng sinh thái… Theo đó, hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng, giá trị và giá trị gia tăng cao, thích ứng với BĐKH với các trọng tâm: thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo, chăn nuôi theo tỉ lệ, cơ cấu phù hợp diễn biến của khí hậu, môi trường và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay vùng ĐBSCL có tổng diện tích gieo trồng lúa hơn 3,9 triệu ha, chiếm hơn 54% diện tích gieo trồng lúa cả nước. Khoảng 75% diện tích, 70% cơ cấu giống trong vùng được gieo trồng bằng các giống lúa xác nhận. Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích giảm, nhưng năng suất lúa bình quân vẫn tăng, từ 56,5 tạ/ha năm 2017 lên 60 tạ/ha năm 2020 và có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất giống lúa có chất lượng gạo trung bình sang các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm có giá trị kinh tế cao hơn. Trong 10 giống lúa được gieo trồng phổ biến, Viện lúa ĐBSCL chọn tạo có 7 giống với tổng diện tích gieo trồng chiếm khoảng gần 50% diện tích gieo trồng của toàn vùng. Các giống lúa chọn tạo rất đa dạng phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và chia thành các nhóm phổ biến như: giống lúa chất lượng, giống lúa chịu mặn, giống lúa chịu hạn, giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng.

Vùng ĐBSCL sản xuất lúa gạo hàng hóa đáp ứng theo nhu cầu thị trường, cơ cấu giống lúa trong sản xuất chuyển theo nhu cầu xuất khẩu gạo. Sự dịch chuyển chủ yếu từ nhóm lúa chất lượng trung bình sang nhóm lúa thơm và chất lượng cao. Nhóm gạo chất lượng trung bình trong xuất khẩu đã giảm, nhóm gạo này chủ được tiêu thụ trong nước để chế biến các sản phẩm sau gạo. Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu giống, chủng loại gạo xuất khẩu cũng chuyển từ nhóm gạo chất lượng trung bình sang nhóm gạo thơm và chất lượng cao. Đặc biệt có sự gia tăng nhóm gạo hạt tròn (japonica). 

Đối với một số tiểu vùng sản xuất bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn, nhất là vùng ven biển Cục Trồng trọt phối hợp với các địa phương chủ động hơn trong phòng tránh bằng thay đổi thời vụ, cơ cấu giống lúa. Nghiên cứu chọn tạo và sử dụng các giống lúa ngắn ngày, giống chất lượng, giống chống chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn vào cuối vụ, sử dụng giống cực ngắn ngày (dưới 90 ngày) và giống ngắn ngày (90 - 100 ngày). Đồng thời triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng, chuyển giao các giống cây trồng thích ứng với BĐKH cho vùng ĐBSCL.

watermark_nong-dan-tham-gia-danh-gia-giong-lua-om-moi-tai-vien-lua-dbscl-anh-hd-0957_20210627_318-160630.jpeg

 Nông dân tham gia đánh giá giống lúa OM mới tại ruộng thực nghiệm Viện lúa ĐBSCL. Ảnh: HĐ

Bộ NN-PTNT định hướng nghiên cứu, phát triển giống lúa đến năm 2025 sẽ nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận phục vụ nội tiêu và xuất khẩu như: Chọn tạo giống lúa chịu mặn, sẽ tạo được giống lúa nếp có mùi thơm cấp 1, chống chịu mặn, năng suất cao (5,0-5,5tấn/ha) và chống chịu rầy nâu. Giống lúa tẻ có khả năng chịu mặn trên 6‰ được đưa vào sản xuất đại trà. Cải tiến tính chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa nhóm chủ lực chống chịu sâu bệnh (rầy nâu, đạo ôn) của các giống đang phổ biến. Thực hiện các nhiệm vụ thuộc đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao" thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

Mục tiêu sẽ chọn tạo, đưa vào sản xuất tại vùng ĐBSCL những giống lúa có chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu từ 600 - 800 USD/tấn, chống chịu được với sâu bệnh hại chính và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

Xu hướng chuyển đổi
Hiện nay bên cạnh việc nghiên cứu về giống lúa đáp ứng theo yêu cầu SX và nhu cầu tiêu thụ lúa gạo, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ các Viện-trường cùng với chương trình VnSAT (Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam) đã tổ chức tập huấn nông dân vùng ĐBSCL. Ứng dụng kỹ thuật mới trong canh tác và BVTV, đặc biệt các kỹ thuật về bón phân cân đối, sử dụng bản so màu lá lúa, quản lý dịch hại tổng hợp, kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”, sạ hàng... đã áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Hiện nay một số tỉnh có vùng SX lúa trọng điểm đã xây dựng quy trình canh tác lúa tiên tiến phù hợp theo GAP, nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an toàn thực phẩm.

watermark_nong-dan-soc-trang-thuc-hanh-qui-trinh-canh-tac-lua-tien-tien-ben-vung-anh-hd-0959_20210627_932-160631.jpeg

Nông dân Sóc Trăng thực hành qui trình canh tác lúa tiên tiến, bền vững. Ảnh: HĐ

Thực hiện Nghị quyết 120/CP, mục tiêu yểm trợ kỹ thuật canh tác lúa bền vững, thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, TS Dương Hoàng Sơn, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Viện lúa ĐBSCL, thông tin: Đề tài nghiên cứu khoa học “Gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả SX lúa cho vùng ĐBSCL”, do Viện lúa ĐBSCL thực hiện, kết thúc đạt kết quả. Từ đó đúc kết qui trình canh tác lúa tiên tiến đã được Cục Trồng trọt công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Vụ lúa ĐX 2019-2020 có 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty TNHH Trung An và Tập đoàn Lộc Trời đã mở rộng vùng SX trên 20.000 ha, với các giống lúa thơm chất lượng cao như OM5479, OM249…

Trong khi đó các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… có thế mạnh SX lúa gạo hàng hóa tập trung cùng với nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết SX, xây dựng vùng lúa nguyên liệu theo quy trình canh tác đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn SRP, VietGAP, GlobalGAP, lúa hữu cơ… từ đó ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để SX với khối lượng lớn và chất lượng đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu thị trường. Đến nay diện tích SX lúa cánh đồng lớn vùng ĐBSCL có trên 427.000 ha, chiếm trên 74% diện tích cánh đồng lớn của cả nước.

Riêng An Giang có gần 30 doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất lúa sạch, lúa đạt chuẩn GlobalGAP xuất khẩu. Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật An Giang, đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 90% diện tích áp dụng "3 giảm, 3 tăng", 47% diện tích áp dụng "1 phải, 5 giảm". Từ năm 2016 đến nay có 1.200 nông dân SX lúa theo tiêu chuẩn quốc tế (SRP) trên tổng diện tích 22.000 ha qua các mùa vụ, 60 ha sản xuất theo GlobalGAP, 20 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn lúa Nhật (Japonica), 400 ha chuyên canh nếp và SX không sử dụng thuốc trừ sâu rầy sẵn sàng cung cấp nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ước có khoảng 52.000 ha vùng SX lúa nguyên liệu có liên kết với doanh nghiệp.

watermark_vung-canh-tac-lua-thom-dac-san-theo-mo-hinh-luan-canh-tom-lua-anh-huu-duc-1000_20210627_55-160632.jpeg

Vùng canh tác lúa thơm đặc sản theo mô hình luân canh tôm-lúa ở Sóc Trăng. Ảnh: HĐ

Nằm ở hạ lưu sông Hậu, ven biển Đông, tỉnh Sóc Trăng vận dụng, phát huy lợi thế lợi thế đất đai với hệ sinh thái đa dạng. Hiện nay tỉnh đã xây dựng và phát triển thành công các mô hình SX lúa theo hướng an toàn, bền vững. Điển hình mô hình nông nghiệp thông minh tôm-lúa là thế mạnh trong việc tạo ra sản phẩm gạo an toàn, do lúa trồng trên nền đất trong ao tôm hạn chế tối đa hoặc không sử dụng thuốc BVTV. Điển hình mô hình trồng lúa hữu cơ trong vụ lúa ĐX 2017-2018, DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng phối hợp chọn lựa vùng SX giống lúa thơm ST24 áp dụng quy trình hữu cơ, canh tác theo mô hình lúa-tôm có 15 hộ nông dân tham gia SX trên diện tích 9,5 ha. Gạo ST24 được đơn vị đánh giá Control Union Viet Nam Co.LTD chính thức cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn gạo hữu cơ của Mỹ và EU (tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU).

Tỉnh Sóc Trăng thực hiện đề án sẽ phát triển vùng lúa thơm đặc sản trên 17.000 ha, bao gồm toàn bộ vùng SX tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên. Thời gian thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu SX lúa gạo chất lượng cao đáp ứng theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Một trong những hướng đi bền vững ở vùng ĐBSCL.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện đã nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa chịu mặn, hạn chủ lực như: Nhóm giống lúa chịu mặn từ 2-3‰: OM6976, OM5451, OM9921, OM5621, OM6677, ST5...; Nhóm giống lúa chịu mặn 4‰: Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM5464...

Nhóm giống lúa chịu hạn, chịu phèn mặn: OM7347, OM5464, OM6162, OM7398, OM7364, OM8928 và OM6677.

 

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay