Phổ biến các quy định về SPS cho thị trường châu Âu
Ngày 1/12, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi phổ biến các quy định, cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA với châu Âu.
Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi phổ biến các quy định, cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA với châu Âu sáng 1/12. Ảnh: Tùng Đinh.
Hiểu rõ để đáp ứng thị trường
Các địa phương tham gia buổi làm việc ngày 1/12 có 5 tỉnh Bắc Trung Bộ là: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và 6 địa phương ở ĐBSCL gồm: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Bằng 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến kết hợp, các đại diện của Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT), Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH-CN), Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) đã trình bày các quy định và một số công nghệ sơ chế, bảo quản phù hợp với nội dung của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Có hiệu lực từ 1/8/2020, EVFTA là Hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Hiệp định này là một lợi thế của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường châu Âu.
EVFTA đi vào thực thi là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản, cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh và thị trường châu Âu cũng có nhu cầu rất lớn.
Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng các sản phẩm nhập khẩu. “Bên cạnh những ưu đãi về thuế, thị trường châu Âu cũng đưa ra những hạn ngạch cũng như hàng rào kỹ thuật với các loại nông sản Việt Nam”, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết.
Văn phòng SPS nhận thấy, mặc dù có vi phạm về mức dư lượng nhưng lượng hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu thời gian qua đã tăng lên gấp từ 4-5 lần. Việc vi phạm khó tránh khỏi, nhưng để làm tốt hơn các đơn vị chuyên môn, địa phương cần có hướng dẫn cụ thể hơn để nông dân sản, doanh nghiệp xuất đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường châu Âu.
Do đó, hội nghị phổ biến các cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp các địa phương, đặc biệt là những nơi có vùng nguyên liệu lớn phục vụ xuất khẩu sang châu Âu nắm được các quy định để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường này.
Nông sản Việt Nam xuất khẩu châu Âu có nhiều lợi thế sau khi EVFTA có hiệu lực nhưng đi cùng với đó là nhiều yêu cầu từ phía đối tác. Ảnh: Tùng Đinh.
Nâng cao chất lượng và thay đổi tư duy
Tại hội nghị, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam trình bày tổng quan về Hiệp định SPS/WTO, một số cam kết SPS trong EVFTA và những vấn đề cần lưu ý.
Theo ông Ngô Xuân Nam, hiện nay nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tiêu thụ tại châu Âu, ví dụ như sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và chịu nhiều nguy cơ từ biến đổi khí hậu, môi trường và dịch bệnh.
Ngoài ra, nông sản Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác chưa kể thị trường nhập khẩu liên tục gia tăng bảo hộ cho sản xuất trong nước thông qua hệ thống hàng rào kỹ thuật.
Để giải quyết được những vướng mắc này, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng chúng ta cần phải thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các đối tượng có liên quan.
“Các nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc các quy định, hiểu rõ về tổ chức bộ máy liên quan đến SPS và đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm đúng với các quy trình từ canh tác cho đến chế biến, đóng gói và vận chuyển”, ông Ngô Xuân Nam lưu ý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hiểu, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho rằng, muốn thâm nhập được vào thị trường châu Âu thì phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt; kiểm soát mã vùng trồng tốt.
Châu Âu quan tâm tới sản xuất theo GlobalGAP và việc vận hành sản xất GlobalGAP rất khó với bà con nông dân. Không chỉ trong sản xuất, quy trình thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản, xử lý kiểm dịch cho đến xuất khẩu phải được kiếm soát chặt chẽ; xưởng sơ chế đảm bảo được tiêu chuẩn của châu Âu.
Đại diện Bộ KH-CN, ông Nguyễn Đắc Bình Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng lưu ý, nhà sản xuất cần tìm hiểu rõ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm; quy trình liên quan để phát triển yêu cầu phát triển thị trường. Châu Âu yêu cầu lớn truy xuất sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hóa phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn, số lượng đủ lớn mới thành hàng hóa.
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận